Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.
Mong muốn xóa bỏ tư duy sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năm 2016, chị Triệu Thị Châu (sinh năm 1987) ở làng Bình Minh, thôn 3, xã Cư Suê, huyện Cư M’Gar (Đắk Lắk) đã vận động các thanh niên trí thức trong xã cùng thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Bình Minh với 27 thành viên, tất cả đều là người Dao.
Những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, lên bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình), được cùng với người Dao gói bánh chưng sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Xuân này, đồng bào các dân tộc vùng cao Đại Dực của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) được đón Tết sớm cùng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong không khí ấp áp, sum vầy cùng niềm vui vì sự đổi mới của quê hương.
Nhằm ổn định cuộc sống cho hàng chục hộ dân người Dao từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư ngoài kế hoạch, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng khu tái định cư ở làng Lơ Bơ, xã Chư Krey. Tuy nhiên, khu tái định cư này lại đang rơi vào cảnh đìu hiu, gây lãng phí.
Cư trú tập trung ở huyện Sơn Động (Bắc Giang), dân tộc Dao sở hữu nhiều di sản văn hóa đặc sắc, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Để gìn giữ, phát huy những di sản văn hóa này, huyện Sơn Động đã triển khai nhiều giải pháp, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của đồng bào…
Thôn vùng cao Xà Phìn thuộc xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) với 53 hộ người Dao sinh sống từ lâu đời, nằm giữa lưng chừng dãy núi Tây Côn Lĩnh là điểm đến hấp dẫn với những người thích khám phá, yêu thiên nhiên. Với khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao quanh năm, nơi đây thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm cảm giác mạnh khi đi trên những con đường khúc khuỷu, uốn lượn từ chân lên đỉnh núi, ngắm nhìn những ruộng bậc thang trải dài, những ngôi nhài mái cọ rêu phong, núi non trùng điệp hút tầm mắt, và cùng tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng.
Với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới của tỉnh Lai Châu có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ phụ nữ đến khám thai định kỳ, sinh con tại các cơ sở y tế ngày càng tăng, tỷ lệ sản phụ mắc tai biến sản khoa, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh giảm đáng kể.
Theo tín ngưỡng của người Dao chàm ở Hà Giang, đàn ông bắt buộc phải qua Lễ cấp sắc. Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là trưởng thành. Người đã qua cấp sắc thì dù ít tuổi vẫn được tham gia các nghi lễ quan trọng của gia đình và cộng đồng.
Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu có 14 dân tộc cùng sinh sống với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo, đặc biệt là văn hóa dân tộc Dao. Trước sự phát triển không ngừng của xã hội, nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc dần bị mai một và hòa tan với các nền văn hóa khác. Thế nhưng đồng bào dân tộc Dao Sìn Hồ vẫn gìn giữ, bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc trưng nhờ những nghệ nhân.
Ngày 5/1, tại Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Dao trong mối quan hệ với phát triển du lịch bền vững", thu hút sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa.
Huyện Ba Vì (Hà Nội) có 7 xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ lớn ở các xã: Minh Quang, Yên Bài, Ba Trại, Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh. Trong huyện có hai dân tộc thiểu số chính là đồng bào các dân tộc Mường, Dao với những nét văn hóa, phong tục, tập quán đặc sắc riêng.
Khu vực núi Ba Vì sở hữu trên 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Tại đây, đồng bào dân tộc Dao sống dưới chân núi Ba Vì (huyện Ba Vì) đã bảo tồn, phát triển nghề thuốc Nam lâu đời. Hiện xã Ba Vì có 309 hộ gia đình theo nghề làm thuốc Nam, có 9 hợp tác xã thuốc Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; chuẩn hóa các bài thuốc gia truyền, sản xuất khép kín trên dây chuyền hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nằm ẩn mình dưới chân núi Ba Vì huyền thoại, trải qua hàng trăm năm, xóm làng của người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội) vẫn giữ được những nét bình yên, trầm mặc. Với nghề làm thuốc Nam bí truyền, các thế hệ người Dao nơi đây đang sở hữu "kho báu" vô giá.
Trong 2 ngày 7 và 8/5 (tức 7 và 8/4 âm lịch), tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ hội Bàn Vương lần thứ II năm 2022 với chủ đề "Tiếng gọi tổ tiên nơi cửa biển".
Đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 11.000 người, đông thứ ba sau dân tộc Kinh và Mường, bao gồm hai nhóm (ngành) là Dao Tiền và Dao Quần chẹt, sống tập trung ở các huyện miền núi Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn. Người Dao nói chung và người Dao Quần Chẹt ở Yên Lập nói riêng, trong quá trình di cư và tụ cư, đã luôn có ý thức bồi đắp và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng, phong phú của dân tộc mình để trao truyền lại cho các thế hệ nối tiếp.
Để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng khai thác tiềm năng địa phương và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã triển khai “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030” (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh bước đầu khẳng định được thương hiệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc, góp phần tăng nguồn lực kinh tế địa phương.
Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có khoảng hơn 100 nghìn người, với văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự chủ động, tích cực của cộng đồng người Dao, công tác bảo tồn văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được triển khai sâu rộng, nhiều Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Dao được thành lập… qua đó, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao trên địa bàn tỉnh.
Vùng núi non, thung lũng xung quanh núi Đù là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào người Mường, người Dao. Trong đó, khu 10 xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, là bản của người dân tộc Dao từ trên những dãy núi cao của xã Trung Sơn (huyện Yên Lập) về định cư từ năm 1955.
Trong tiết trời se lạnh, chúng tôi lại có dịp trở lại với các bản vùng cao của đồng bào người Dao ở Phú Thọ. Những con đường bê tông uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng dẫn vào từng bản; những ngôi nhà khang trang mọc lên như nấm… đã minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của những bản người Dao nơi đây.
Tri thức làm thuốc nam của người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội) được coi là di sản văn hóa và đang được ngành văn hóa Hà Nội cũng như chính quyền địa phương bảo tồn và phát triển.
Tối 8/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc Liên hoan tuyên truyền lưu động lần thứ XI, năm 2020 và đón nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" hát Pá dung của người Dao, lễ Kỳ yên của người Tày.
Nghệ nhân dân gian Lê Hải Thanh sinh năm 1944, dân tộc Dao Quần Trắng ở thôn Đá Bàn 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) say mê học chữ Nôm Dao, vẽ tranh thờ từ khi còn nhỏ. Ông là một trong số ít người trong cộng đồng người Dao hiện nay biết vẽ tranh thờ. Chính vì thế nhiều năm qua, người Dao ở nhiều nơi như Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ…đều tìm đến nhờ ông vẽ một bộ tranh để đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên.
Nhiều bản làng người Dao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có sự thay đổi vượt bậc, khoác lên mình “tấm áo" mới. Những căn nhà dột nát năm xưa nay đã được thay bằng những ngôi nhà kiên cố. Những con đường lầy lội bùn đất, lởm chởm sỏi đá đã được bê tông hóa...
Thanh Hóa là tỉnh có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Dao là một trong 3 dân tộc có chữ viết. Trên thực tế, đồng bào Dao ở Thanh Hóa đang ngày càng ít biết về chữ viết của dân tộc mình.
Thịt lợn treo gác bếp quanh năm, rau cải nương ra xuân trời mua phùn như tưới thêm lớp dinh dưỡng, mọc nhanh và non ngọt. Sự kết hợp giữa lợn treo gác bếp và rau cải nương tạo nên món ăn giản dị nhưng ngon, đặc sắc vô cùng.
Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.
Sau nhiều năm chật vật sinh kế, không có chỗ ở ổn định, đến nay 43 hộ dân người dân tộc Dao từ phía Bắc di cư vào Tây Nguyên đã dần ổn định cuộc sống tại làng Lơ Bơ, xã Chư Krey, huyện Kông Chro (Gia Lai).