Theo Báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về quy hoạch và thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, tính đến hết tháng 6 năm 2017, cả nước có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 94,9 nghìn ha; trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64 nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đã có 220 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60,9 nghìn ha và 105 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 51,5%, riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã góp phần vào đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, thu hút được lượng vốn lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong phát triển các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế như: cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa phát huy được vai trò đầu mối để thực hiện cải cách hành chính “một cửa tại chỗ”; ưu đãi đầu tư cho các khu kinh tế đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hấp dẫn; việc huy động các nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các khu kinh tế còn khó khăn; các mối liên kết kinh tế trong phát triển các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế chưa rõ ràng, hiệu quả.
Để phát huy hơn nữa vai trò của các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo các khu công nghiệp, khu kinh tế hoạt động hiệu quả tốt, việc nghiên cứu mô hình khu kinh tế mới với những thuận lợi, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư, khắc phục những tồn tại, hạn chế của các mô hình hiện nay là cần thiết.
Việc xây dựng và phát triển đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được xác định tại Nghị quyết, Văn kiện của Đảng và Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị về các đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư.
Đồng thời, xây dựng một mô hình phát triển mới với cơ chế, chính sách có tính đột phá để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và tạo động lực mới đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế.
Dự án Luật được xây dựng dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các đặc khu kinh tế, khu tự do, khu thương mại tự do, đặc khu hành chính và các mô hình tương tự của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Singapore, các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Trung Quốc, Hàn Quốc, Quần đảo Virgin thuộc Anh và Cayman là các quốc gia được đánh giá là phát triển thành công các mô hình này; Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Myanmar là các nước ASEAN gần đây mới phát triển mô hình này; Các nước phát triển như Mỹ, Đức và Nhật Bản tập trung phát triển mô hình mới để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về đặc khu kinh tế, đặc khu hành chính, chưa có khái niệm đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, song về bản chất có thể thấy rằng các loại mô hình này đều là những đơn vị hành chính - kinh tế được phân định ranh giới địa lý rõ ràng và được bảo đảm về mặt an ninh, áp dụng cơ chế quản lý kinh tế, hành chính riêng biệt, hưởng các ưu đãi vượt trội về thuế, hải quan và có các đặc quyền cụ thể về đất đai, xuất nhập cảnh để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và xã hội.
Sự khác biệt lớn giữa các mô hình này là mức độ áp dụng những chính sách đặc biệt về hệ thống chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, chính sách quản lý dân cư. Tùy thuộc vào lịch sử phát triển và đặc điểm của từng loại mô hình mà mức độ “mở” có thể khác nhau, mục tiêu “kinh tế” có thể được đặt nặng hơn mục tiêu “hành chính” và ngược lại.
Theo đó, đơn vị hành chính - kinh tế là một khu vực có ranh giới địa lý xác định; Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi trong giao thương, dịch vụ trong nước và quốc tế; cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi cạnh tranh quốc tế, có cơ chế quản lý và hành chính riêng biệt và hiện đại; môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi.
Đây có thể được coi là một khu kinh tế - xã hội tổng hợp, trong đó áp dụng một khung pháp lý đặc thù về quản lý kinh tế và quản lý hành chính nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và xã hội.
Độ mở về cơ chế, chính sách kinh tế và hành chính của các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại Việt Nam cần được nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện, khả năng phát triển, đặc điểm về chính trị, luật pháp, chế độ kinh tế - xã hội của Việt Nam và nhất thiết phải cạnh tranh được với các mô hình của các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Dự kiến Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2017 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5/2018./.
Về quy hoạch và thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, tính đến hết tháng 6 năm 2017, cả nước có 325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 94,9 nghìn ha; trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64 nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đã có 220 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60,9 nghìn ha và 105 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 51,5%, riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã góp phần vào đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, thu hút được lượng vốn lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong phát triển các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế như: cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa phát huy được vai trò đầu mối để thực hiện cải cách hành chính “một cửa tại chỗ”; ưu đãi đầu tư cho các khu kinh tế đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hấp dẫn; việc huy động các nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các khu kinh tế còn khó khăn; các mối liên kết kinh tế trong phát triển các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế chưa rõ ràng, hiệu quả.
Để phát huy hơn nữa vai trò của các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo các khu công nghiệp, khu kinh tế hoạt động hiệu quả tốt, việc nghiên cứu mô hình khu kinh tế mới với những thuận lợi, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư, khắc phục những tồn tại, hạn chế của các mô hình hiện nay là cần thiết.
Việc xây dựng và phát triển đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được xác định tại Nghị quyết, Văn kiện của Đảng và Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị về các đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư.
Đồng thời, xây dựng một mô hình phát triển mới với cơ chế, chính sách có tính đột phá để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và tạo động lực mới đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế.
Dự án Luật được xây dựng dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các đặc khu kinh tế, khu tự do, khu thương mại tự do, đặc khu hành chính và các mô hình tương tự của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Singapore, các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Trung Quốc, Hàn Quốc, Quần đảo Virgin thuộc Anh và Cayman là các quốc gia được đánh giá là phát triển thành công các mô hình này; Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Myanmar là các nước ASEAN gần đây mới phát triển mô hình này; Các nước phát triển như Mỹ, Đức và Nhật Bản tập trung phát triển mô hình mới để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về đặc khu kinh tế, đặc khu hành chính, chưa có khái niệm đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, song về bản chất có thể thấy rằng các loại mô hình này đều là những đơn vị hành chính - kinh tế được phân định ranh giới địa lý rõ ràng và được bảo đảm về mặt an ninh, áp dụng cơ chế quản lý kinh tế, hành chính riêng biệt, hưởng các ưu đãi vượt trội về thuế, hải quan và có các đặc quyền cụ thể về đất đai, xuất nhập cảnh để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và xã hội.
Sự khác biệt lớn giữa các mô hình này là mức độ áp dụng những chính sách đặc biệt về hệ thống chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, chính sách quản lý dân cư. Tùy thuộc vào lịch sử phát triển và đặc điểm của từng loại mô hình mà mức độ “mở” có thể khác nhau, mục tiêu “kinh tế” có thể được đặt nặng hơn mục tiêu “hành chính” và ngược lại.
Theo đó, đơn vị hành chính - kinh tế là một khu vực có ranh giới địa lý xác định; Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi trong giao thương, dịch vụ trong nước và quốc tế; cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi cạnh tranh quốc tế, có cơ chế quản lý và hành chính riêng biệt và hiện đại; môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi.
Đây có thể được coi là một khu kinh tế - xã hội tổng hợp, trong đó áp dụng một khung pháp lý đặc thù về quản lý kinh tế và quản lý hành chính nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và xã hội.
Độ mở về cơ chế, chính sách kinh tế và hành chính của các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại Việt Nam cần được nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện, khả năng phát triển, đặc điểm về chính trị, luật pháp, chế độ kinh tế - xã hội của Việt Nam và nhất thiết phải cạnh tranh được với các mô hình của các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Dự kiến Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2017 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5/2018./.
Thúy Hiền