Trong 9 tháng năm 2024, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ước đón hơn 723.960 lượt du khách quốc tế đến tham quan, du lịch; tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 8,6% kế hoạch năm 2024.
Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ nổi tiếng là “đảo Ngọc” du lịch mà còn được biết đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc (Nhà tù Phú Quốc), thấm đẫm máu đào của các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Sự hy sinh vô bờ bến của các anh hùng liệt sĩ đã góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước cách đây nửa thế kỷ.
Sở Du lịch Kiên Giang dự báo, dịp lễ 2/9 năm nay, đảo ngọc Phú Quốc thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Ngành du lịch Kiên Giang, thành phố Phú Quốc và các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện tốt nhất phục vụ du khách.
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 19/5, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại phường Dương Đông (thành phố Phú Quốc).
Nhận thấy địa phương có thế mạnh về nguồn lợi nuôi trồng thuỷ sản, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè kết hợp phát triển du lịch, mang lại nguồn thu lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tại địa phương.
Chiều 15/5, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, UBND thành phố Phú Quốc tổ chức cuộc họp trao đổi, bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của du lịch Phú Quốc hiện nay, nhất là về vấn đề giá vé máy bay, chất lượng dịch vụ các tour, tuyến, giá cả sinh hoạt đối với du khách. Đại diện lãnh đạo Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), các sở, ngành, đơn vị liên quan tỉnh Kiên Giang và các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch trên địa bàn, các hãng hàng không tham dự.
Nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc hình thành và phát triển hơn 200 năm trên đảo ngọc Phú Quốc với quy trình sản xuất hoàn toàn tự nhiên được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ ở thành phố biển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Ở tỉnh Kiên Giang, nghề sản xuất nước mắm trên đảo Phú Quốc là nghề cha truyền con nối, phát triển hơn 200 năm và trở thành nghề truyền thống chủ lực của đảo ngọc Phú Quốc. Tuy vậy, nghề truyền thống này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và cần những giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Việt Nam thường rơi vào thời điểm có khí hậu thuận lợi cho du lịch. Ở miền Bắc, không khí se lạnh, khô ráo, các loài hoa đặc trưng của mùa xuân như hoa đào, mơ, mận đua nhau bung nở, tạo nên không gian thơ mộng, lãng mạn, mới lạ ít có. Ngược lại, miền Nam bước vào mùa khô, thời tiết mát mẻ, không mưa, rất thích hợp cho các hoạt động du lịch ở các bãi biển đẹp.
Rừng trên đảo Phú Quốc, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Vườn quốc gia Phú Quốc quản lý, bảo vệ và phát triển, với tổng diện tích hơn 37.000 ha, gồm: Rừng đặc dụng khoảng 29.129 ha và rừng phòng hộ trên 7.897 ha, với 3 hệ sinh thái rừng đặc trưng là rừng ngập mặn, rừng tràm úng phèn, rừng thường xanh rụng lá. Đây là một trong những Vườn quốc gia ở khu vực phía Nam còn giữ được nguyên vẹn rừng nguyên sinh, tạo nên bức tranh thiên nhiên với nét đẹp rừng, biển, suối, thác và núi đồi.
Giai đoạn 2022 - 2025, thành phố Phú Quốc phấn đấu bình quân sản xuất 12 triệu lít nước mắm/năm, kết hợp phát triển nghề truyền thống đặc trưng này gắn với phát triển du lịch.
Tỉnh Kiên Giang thực hiện thí điểm phục hồi và phát triển các hoạt động du lịch nội địa trong điều kiện, trạng thái bình thường mới nhằm chuẩn bị, sẵn sàng cho việc mở cửa, thu hút khách du lịch trở lại.
Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Video clip “Việt Nam: Đi để yêu! - Roam Phu Quoc” chính thức ra mắt trên nền tảng YouTube vào ngày 22/9, góp phần đưa đến cho du khách hành trình trải nghiệm trọn vẹn, đầy cảm xúc tại thiên đường đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang).
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước còn diễn biến phức tạp, thành phố biển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức khi thí điểm đón khách quốc tế dự kiến vào trung tuần tháng 11/2021 tới đây. UBND tỉnh Kiên Giang cùng các sở, ngành chức năng, các doanh nghiệp du lịch “đảo ngọc” đang chuẩn bị các bước theo quy trình, giúp quá trình thí điểm thuận lợi, góp phần từng bước phục hồi thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội địa phương.
Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan về việc triển khai Kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc, Kiên Giang, tại văn bản số 6345/VPCP-KGVX ngày 10/9/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến như sau:
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/9 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu, từ nay đến cuối năm cần thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc, dự kiến đón 2-3 triệu lượt người.
Thực hiện Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/6/2021 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành dự thảo kế hoạch phục hồi và phát triển ngành du lịch tỉnh cùng với các quy trình triển khai đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc trên cơ sở đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe cho người dân.
Tỉnh Kiên Giang siết chặt, đảm bảo triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Phú Quốc.
Sau phiên họp về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 11/6, Bộ Chính trị đã kết luận về một số nhiệm vụ trọng tâm, trong dó có việc “nghiên cứu cho thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang”.
Nghề làm nước mắm có từ trên 200 năm nay và đã gắn liền với đời sống văn hóa của người dân thành phố đảo Phú Quốc. Ngày 27/5 vừa qua, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1730/QĐ-BVHTTDL công nhận nghề làm nước mắm ở Phú Quốc, phường Dương Đông, phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có thể nói, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, đây vẫn là niềm vui to lớn, là động lực để người dân làm nghề nước mắm ở Phú Quốc tiếp tục gìn giữ, phát huy những tinh hoa của nghề truyền thống cha ông để lại.
Tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, lực lượng Biên phòng đã phát hiện, bắt giữ 4 đối tượng nhập cảnh trái phép vào địa phận vùng biển thành phố Phú Quốc.
Huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng, thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước mà ở đây còn có những "đặc sản" nổi tiếng; trong đó phải kể đến tiêu hạt với thương hiệu lâu đời. Thế nhưng, việc ồ ạt chuyển đổi mục đích đất sản xuất hồ tiêu sang đất ở và giá tiêu hạt sụt giảm đang khiến người trồng tiêu rơi vào cảnh lúc thăng, lúc trầm.
Tin vui với những người làm nước mắm truyền thống hàng trăm năm nay ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang), khi vào tháng 10/2020 tại Hà Nội, Ban vận động thành lập Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam.
Ngày 11/8, bác sĩ Võ Thành Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, bệnh nhân mắc COVID-19 số 409 được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện đã khỏi bệnh và thực hiện các thủ tục xuất viện.
Huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đầu tư phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái gắn với dịch vụ, du lịch nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch phục vụ du khách từ nay đến năm 2025, định hướng năm 2030.
Kiên Giang là một trong 28 tỉnh, thành trong cả nước có biển, với hai huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải cùng phần đất liền ven biển trải dài qua 7 huyện, thành phố (Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Rạch Giá, Châu Thành, An Biên, An Minh), 50/145 xã, phường, thị trấn có biển. Tỉnh đã có nhiều giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường biển đảo, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế và du lịch biển đảo, tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.