Xây dựng mã số vùng trồng, tìm đầu ra cho nông sản Phú Yên

Dầu đậu phộng Xuân Phước được đánh giá cao về chất lượng. Để nâng cao giá trị sản phẩm và quảng bá thương hiệu dầu đậu phộng Xuân Phước đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, hiện nay, UBND xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang tiến hành xây dựng mà số v
Dầu đậu phộng Xuân Phước được đánh giá cao về chất lượng. Để nâng cao giá trị sản phẩm và quảng bá thương hiệu dầu đậu phộng Xuân Phước đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, hiện nay, UBND xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang tiến hành xây dựng mà số v

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng giá trị sản phẩm, nông dân tỉnh Phú Yên đã tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp để xây dựng chuỗi giá trị nông sản; đồng thời đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu nông sản chính ngạch.

Xây dựng mã số vùng trồng, tìm đầu ra cho nông sản Phú Yên ảnh 1Dầu đậu phộng Xuân Phước được đánh giá cao về chất lượng. Để nâng cao giá trị sản phẩm và quảng bá thương hiệu dầu đậu phộng Xuân Phước đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, hiện nay, UBND xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang tiến hành xây dựng mà số vùng trồng cho sản phẩm này. Ảnh: vnbusiness.vn

Tìm đầu ra cho nông sản

Vụ Hè Thu năm 2023 nông dân làng nghề Ngọc Sơn Đông (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) gieo trồng hơn 25 ha sắn nước. Đến thời điểm hiện tại, năng suất thu hoạch ước đạt 50 tấn/ha, tăng 2 tấn/ha so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá thu mua sắn từ thương lái quá thấp với chỉ từ 2.000-3.000 đồng/kg nên nhiều hộ nông dân chưa bán hoặc chấp nhận bán lỗ.

Bà Võ Thị Rơ, nông dân xã Hòa Quang Bắc chia sẻ, thay vì cảnh nhộn nhịp thương lái đến thu mua sắn như những năm trước thì năm nay ngày mùa thu hoạch trở nên vắng vẻ. Nhiều diện tích trồng sắn nước đã quá lứa thu hoạch nhưng chưa bán được. Năm trước, sắn nước có giá từ 8.000-10.000 đồng/kg, nhưng năm nay, giá thu mua giảm sâu, chỉ còn 1/3 so với năm trước. Với giá này, những người trồng sắn như bà Rơ đều thua lỗ.

Theo ông Võ Đăng Duy, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Hòa, vụ Hè Thu năm trước, giá sắn lên cao nên năm nay người dân ồ ạt bỏ các loại cây khác để trồng sắn nước, dẫn đến tình trạng sản lượng tăng nên bị thương lái ép giá. Cơ quan chức năng của huyện đang kêu gọi các đơn vị, hộ kinh doanh trong và ngoài tỉnh hỗ trợ thu mua giúp nông dân; đồng thời khuyến cáo người dân thu hoạch dứt điểm để gieo trồng vụ hoa Tết.

Câu chuyện tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp vốn không mới nhưng luôn là “bài toán” khó cho người nông dân và ngành nông nghiệp. Nếu không xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì người nông dân luôn phải chịu phải chịu cảnh bấp bênh “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Mới đây, Ban Phát triển dự án an sinh xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa) đã phối hợp với Công ty Cổ phần TTP Phú Yên và Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Đồng Xuân xây dựng mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ cây sắn hom đứng cho hơn 40 hộ dân tại xã Hòa Hội để đảm bảo quá trình sản xuất hiệu quả đến ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Mô hình trồng sắn hom đứng được triển khai tại xã Hòa Hội từ tháng 1/2023 trên diện tích thử nghiệm 2 ha với giống sắn KM94. Cuối vụ cho năng suất khoảng gần 50 tấn/ha, cao gần gấp đôi so với cây sắn trồng hom nằm. Trong các vụ mùa tới, Nhà máy tinh bột sắn Đồng Xuân sẽ hỗ trợ nông dân kỹ thuật trồng và cam kết thu mua toàn bộ sản lượng sắn theo giá thị trường.

Bà Lê Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Hội cho biết, trồng sắn hom đứng là mô hình mới, được áp dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Những năm qua, sâu bệnh hại sắn xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Riêng năm 2023, nhiều diện tích sắn bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, sản lượng. Để xây dựng chuỗi giá trị cây sắn, xã đã thành lập chi hội nghề nghiệp trồng sắn tại thôn Nhất Sơn; đồng thời liên kết với Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Đồng Xuân để bao tiêu sản phẩm.

Xây dựng mã số vùng trồng

Để nâng cao giá trị sản phẩm và quảng bá thương hiệu dầu đậu phộng Xuân Phước đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, hiện nay, UBND xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang tiến hành xây dựng mà số vùng trồng cho sản phẩm này. Tuy nhiên, quy trình thực hiện đang gặp nhiều khó khăn do diện tích đất sản xuất không tập trung, nhiều loại cây khác trồng xen canh, khó áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, chưa hình thành vùng nguyên liệu tập trung…

Còn tại xã An Ninh Tây (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa. Tuy nhiên, với lối canh tác truyền thống, mỗi hộ một giống lúa và cách chăm sóc khác nhau nên chất lượng sản phẩm gạo của địa phương không đồng đều, chưa có chỗ đứng trên thị trường. Trước thực tế này, UBND xã An Ninh Tây cùng với ngành chức năng tại địa phương đang nỗ lực thay đổi cách sản xuất để dần hình thành vùng sản xuất gạo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Nguyễn Hoàng Phố, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp An Ninh Tây cho biết, địa phương đang nỗ lực chuẩn hóa sản xuất, đảm bảo các yếu tố về môi trường, an toàn thực phẩm theo đúng quy định để được cấp mã số vùng trồng. Đây là cơ sở để sản phẩm lúa gạo của địa phương có cơ hội tiêu thụ tốt hơn. Khó khăn lớn nhất của Hợp tác xã hiện nay là tổng hợp thông tin từ các hộ dân để cập nhật lên hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến. Nguyên nhân là do số hộ dân canh tác trong vùng cấp mã số rất đông, mỗi hộ sở hữu một diện tích rất nhỏ nên khó thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đáp ứng đúng yêu cầu.

Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, hiện nay, toàn tỉnh có 23 vùng trồng với tổng diện tích 244 ha được cấp mã số. Trong số đó có 7 mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng, ớt, đậu đỏ, đậu ván; 16 mã số vùng trồng nội địa, tập trung chủ yếu trên cây lúa và một số ít cây trồng khác như sen, dâu tằm, dưa hấu. Việc triển khai cấp mã số vùng trồng hiện đang gặp những khó khăn như quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; cây trồng không đồng nhất trong từng vùng. Ngoài ra, khi vùng trồng được cấp mã số thì người sản xuất trực tiếp phải cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu để quản lý, trong khi kiến thức của người sản xuất ở nhiều nơi còn hạn chế.

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Phú Yên, việc cấp mã số vùng trồng trở thành một trong những tiêu chí được đưa vào để đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Vì thế, trong quá trình tổ chức kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí, cơ quan chức năng đã có hướng dẫn cụ thể, giúp các xã khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các địa phương cũng đang rà soát những vùng sản xuất chính, vùng trồng các loại cây được xác định là chủ lực để tập trung hỗ trợ, thiết lập, cấp mã số vùng trồng cho vùng sản xuất, nhất là tại các xã phấn đấu về đích trong năm nay.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, mã số vùng trồng được xem là tấm vé thông hành của nông sản khi lưu thông trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu chính ngạch. Do đó, khi vùng trồng được cấp mã số, sản phẩm của vùng trồng đó sẽ được nâng tầm giá trị gấp nhiều lần. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ sở sản xuất và người nông dân để đăng ký cấp mã số vùng trồng; đồng thời tăng cường kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, khác phục sai sót trong quá trình thực hiện.

Tường Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm