Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Thành phố đã sớm và vẫn luôn triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch nên tỷ lệ người nhiễm tại nước ta nói chung, tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thấp hơn nhiều lần so với các nước trên thế giới. Hiện tại, năng lực phòng chống dịch COVID-19 của Thành phố vẫn còn cao.
Nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, không được chủ quan, lơ là, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại doanh nghiệp trên địa bàn.
Đến ngày 25/4, tất cả các doanh nghiệp đều phải có bảng tự đánh giá và được quận, huyện xác nhận; tổ chức rà soát lại, khử trùng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các khu cách ly tập trung để sẵn sàng dự phòng cho các trường hợp xảy ra.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố chủ trì xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các trường học trước ngày 30/4, trên cơ sở đó tính toán phương án cho học sinh đi học trở lại đảm bảo an toàn.
Mặt khác, các cơ quan chức năng, địa phương có lộ trình triển khai giải ngân kinh phí hỗ trợ người lao động thất nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID-19 và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố.
Đồng thời, xây dựng lộ trình tăng dần các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch trong quý II/2020 gắn với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phòng chống dịch.
Liên quan đến công tác tiếp theo về phòng, chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm yêu cầu các Sở, ngành, quận huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; luôn trong tư thế sẵn sàng, không chủ quan, không lơ là.
Sở Y tế thành phố triển khai giám sát chặt chẽ bằng xét nghiệm kiểm tra sau 5 ngày, 14 ngày và tiếp tục cách ly tại nhà đủ 14 ngày đối với người bệnh mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh; xét nghiệm kiểm tra nhóm người tiếp xúc gần có nguy cơ cao. Đồng thời, tổ chức theo dõi sức khỏe tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm đối với những trường hợp được cách ly tập trung tại các tỉnh, thành về thành phố trong thời gian qua.
Trong thời gian tới, Thành phố thực hiện kế hoạch tổ chức sắp xếp lại năng lực ứng phó ngành y tế trong phát hiện kiểm soát và khống chế ổ dịch trong cộng đồng; tăng cường cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng việc thu dung điều trị ở các bệnh viện điều trị COVID -19; xem xét mở rộng đối tượng rà soát tại cộng đồng: trước hết là người nước ngoài vào Việt Nam đang lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn; cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam; những người Việt Nam làm việc trực tiếp với người nước ngoài từ các ổ dịch; những người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tự do… Đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà trọ, nhà tạm bợ, nhà ven kênh rạch.
Tính đến ngày 13/4, tổng số trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố là 54 ca đã được Bộ Y tế công bố (35 ca nhập cảnh chiếm tỷ lệ 64,8%; 19 ca phát hiện từ cộng đồng chiếm 35,2%); 40 ca đã khỏi bệnh; 14 ca đang tiếp tục điều trị; các bệnh nhân sức khỏe ổn định, đang được theo dõi điều trị, riêng bệnh nhân số 91 có xấu hơn, kết quả xét nghiệm virus SARS-COV-2 dương tính trở lại vào sáng 13/4.
Về giám sát hành khách đến thành phố trong ngày 13/4, theo ngành y tế, có 5 chuyến bay quốc tế, khai báo y tế đối với 18 người là thành viên tổ bay; 5 chuyến bay quốc nội, khai báo y tế 481 người, lấy mẫu xét nghiệm 420 hành khách; 1 chuyến tàu lửa, khai báo y tế cho 477 hành khách, lấy mẫu xét nghiệm cho 460 hành khách. Chưa phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19./.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại một cuộc họp. Nguồn: thanhuytphcm.vn |
Nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, không được chủ quan, lơ là, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại doanh nghiệp trên địa bàn.
Đến ngày 25/4, tất cả các doanh nghiệp đều phải có bảng tự đánh giá và được quận, huyện xác nhận; tổ chức rà soát lại, khử trùng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các khu cách ly tập trung để sẵn sàng dự phòng cho các trường hợp xảy ra.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố chủ trì xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại các trường học trước ngày 30/4, trên cơ sở đó tính toán phương án cho học sinh đi học trở lại đảm bảo an toàn.
Mặt khác, các cơ quan chức năng, địa phương có lộ trình triển khai giải ngân kinh phí hỗ trợ người lao động thất nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID-19 và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố.
Đồng thời, xây dựng lộ trình tăng dần các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch trong quý II/2020 gắn với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phòng chống dịch.
Liên quan đến công tác tiếp theo về phòng, chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm yêu cầu các Sở, ngành, quận huyện tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; luôn trong tư thế sẵn sàng, không chủ quan, không lơ là.
Sở Y tế thành phố triển khai giám sát chặt chẽ bằng xét nghiệm kiểm tra sau 5 ngày, 14 ngày và tiếp tục cách ly tại nhà đủ 14 ngày đối với người bệnh mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh; xét nghiệm kiểm tra nhóm người tiếp xúc gần có nguy cơ cao. Đồng thời, tổ chức theo dõi sức khỏe tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm đối với những trường hợp được cách ly tập trung tại các tỉnh, thành về thành phố trong thời gian qua.
Trong thời gian tới, Thành phố thực hiện kế hoạch tổ chức sắp xếp lại năng lực ứng phó ngành y tế trong phát hiện kiểm soát và khống chế ổ dịch trong cộng đồng; tăng cường cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng việc thu dung điều trị ở các bệnh viện điều trị COVID -19; xem xét mở rộng đối tượng rà soát tại cộng đồng: trước hết là người nước ngoài vào Việt Nam đang lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn; cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam; những người Việt Nam làm việc trực tiếp với người nước ngoài từ các ổ dịch; những người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tự do… Đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà trọ, nhà tạm bợ, nhà ven kênh rạch.
Tính đến ngày 13/4, tổng số trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố là 54 ca đã được Bộ Y tế công bố (35 ca nhập cảnh chiếm tỷ lệ 64,8%; 19 ca phát hiện từ cộng đồng chiếm 35,2%); 40 ca đã khỏi bệnh; 14 ca đang tiếp tục điều trị; các bệnh nhân sức khỏe ổn định, đang được theo dõi điều trị, riêng bệnh nhân số 91 có xấu hơn, kết quả xét nghiệm virus SARS-COV-2 dương tính trở lại vào sáng 13/4.
Về giám sát hành khách đến thành phố trong ngày 13/4, theo ngành y tế, có 5 chuyến bay quốc tế, khai báo y tế đối với 18 người là thành viên tổ bay; 5 chuyến bay quốc nội, khai báo y tế 481 người, lấy mẫu xét nghiệm 420 hành khách; 1 chuyến tàu lửa, khai báo y tế cho 477 hành khách, lấy mẫu xét nghiệm cho 460 hành khách. Chưa phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19./.
H.Tuấn
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN