Sóc Trăng: Khai thác lợi thế thúc đẩy phát triển điện gió

Sóc Trăng: Khai thác lợi thế thúc đẩy phát triển điện gió
Lãnh đạo Tập đoàn Banpu trao tặng quà cho hộ nghèo thị xã Vĩnh Châu tại lễ khởi công. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN
 Lãnh đạo Tập đoàn Banpu trao tặng quà cho hộ nghèo thị xã Vĩnh Châu tại lễ khởi công. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN

Ông Lâm Văn Mẫn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết, thế mạnh lớn nhất của tỉnh là điện gió với sức gió mạnh vùng ven biển. Tỉnh lại có vùng bãi bồi ven biển rộng lớn với trên 50.000 ha là những địa bàn có thể phát huy để đầu tư xây dựng những cánh đồng điện gió lớn. Dựa vào các số liệu quan trắc của các đơn vị đã khảo sát thu thập từ 2 cột đo gió ở độ cao 60m- 80m ở vùng duyên hải Sóc Trăng cho thấy, tốc độ gió tăng dần từ vùng đất liền đến vùng bãi bồi ven biển.

Theo số liệu khảo sát của Tập đoàn ENERCON là đơn vị chuyên về sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu thế giới của Cộng hòa liên bang Đức, tại các vùng ven biển Sóc Trăng, việc đầu tư phát triển điện gió rất thuận lợi, do bờ biển ở đây dài và rộng. Sức gió nhiều và mạnh; điều kiện triển khai xây dựng điện gió cũng thuận lợi. Ở độ cao 60m, tốc độ gió trung bình là 6,3 m/s, theo số liệu tính toán, Sóc Trăng có thể phát triển nhiều cánh đồng điện gió với tổng công suất 1,55 GW, nếu huy động được lượng vốn đầu tư khoảng từ 3-4 tỷ USD.

Theo phê duyệt quy hoạch của Bộ Công Thương về phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sóc Trăng sẽ có 3 vùng quy hoạch phát triển điện gió. Vùng 1 được phân bổ tại khu vực bãi bồi ven biển thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung có diện tích 21.900 ha, công suất dự kiến 860 MW, vận tốc gió trung bình 6,4m/s.

Vùng 2 phân bổ ở khu vực đất liền ven biển thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề có diện tích 7.500 ha, công suất dự kiến 295 MW, vận tốc gió 6m/s. Vùng 3 phân bổ tại khu vực đất liền thị xã Vĩnh Châu có diện tích 7.940 ha, công suất dự kiến 315 MW, vận tốc gió 6,2m/s. Riêng giai đoạn sau năm 2020, công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 200 MW với sản lượng điện gió tương ứng là 470 triệu KWh.

Trên cơ sở được Bộ Công Thương quy hoạch phát triển điện gió giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng được phê duyệt với diện tích đất khảo sát 37.340ha, quy mô công suất tiềm năng 1.470 MW. Sở Công Thương Sóc Trăng đã phối hợp cùng các ngành, địa phương kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này và đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 10 dự án trong quy hoạch với quy mô công suất 352,4 MW và được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư cho 9 dự án điện gió, quy mô công suất 262,4 MW.

Cuối tháng 3/2020, tỉnh đã khởi công được 4 dự án và dự kiến trong quí II/2020 sẽ khởi công 5 dự án còn lại. Một dự án khác đang lập thủ tục đầu tư. Ngoài ra, tỉnh đã trình Bộ Công Thương bổ sung 19 dự án điện gió khác; trong đó, có 5 dự án mở rộng giai đoạn 2 và 14 dự án mới vào Quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất trên 1.690,8 MW.

Không chỉ phát triển điện gió, Sóc Trăng cũng đã trình Bộ Công Thương bổ sung 6 dự án phát triển điện mặt trời vào Quy hoạch với tổng công suất 147 MW. Qua đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về điện mặt trời áp mái. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 300 hộ dân, doanh nghiệp lắp điện mặt trời áp mái với tổng công suất trên 6.900 kWp; xây dựng và đưa vào hoạt động 1 nhà máy điện sinh khối tại Nhà máy đường Sóc Trăng, sử dụng phát điện từ bã mía với công suất 12MW.

Theo ông Lê Thành Thanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng, mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng hiện tỉnh vẫn đang gặp một số khó khăn để phát triển điện gió. Theo đó, đối với các dự án đã triển khai khởi công (có 4 dự án), tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến tiến độ do có liên quan đến khâu nhập thiết bị và tổng thầu là nhà thầu nước ngoài.

Do đó, trong thời gian tới, Sóc Trăng sẽ tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện gió đã cấp chủ trương đầu tư và đang trình bổ sung quy hoạch, dự án điện mặt trời và các dự án phát triển lưới điện. Điều này nhằm đảm bảo đầu tư phát triển nguồn điện tương ứng với hệ thống phân phối điện; trong đó, lưu ý các dự án điện gió đang trình bổ sung quy hoạch.

Khi triển khai đầu tư, tỉnh triển khai xây dựng hoàn thành đường dây 110kV Bạc Liệu – Vĩnh Châu, Sóc Trăng–Trần Đề, cải tạo lắp mạch 2 đường dây Sóc Trăng – Vĩnh Châu và xây dựng trạm biến áp 220kV Vĩnh Châu đưa vào vận hành, bảo đảm giải tỏa được công suất phát điện.

Ngành chức năng tỉnh cũng đang thực hiện đánh giá lại thực trạng phát triển nguồn điện gồm nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối; rà soát khả năng giải tỏa công suất của các dự án sẽ đưa vào vận hành; đồng thời, đánh giá tiềm năng phát triển điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Từ đó, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch điện VIII của quốc gia và là điều kiện nền tảng để đẩy nhanh thủ tục phê duyệt các dự án.

Đánh giá về việc ưu tiên đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh Sóc Trăng, ông Lâm Văn Mẫn cho rằng, việc quy hoạch, ưu tiên phát năng lượng tái tạo, năng lượng sạch mà Sóc Trăng có lợi thế là tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn từ các thành phần kinh tế, khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên gió, đất đai. Từ đó, góp phần đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện gió, điện mặt trời, tăng thêm nguồn điện góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia...
Trung Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2024 quy định Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, áp dụng từ năm 2025 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều phụ huynh, nhà trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ băn khoăn, lo lắng về quy định tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn là Cửa khẩu đường bộ có lưu lượng lớn người và hàng hóa lưu thông, ra vào khu vực thực hiện hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu mỗi ngày. Vì vậy, nơi đây luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Lực lượng kiểm dịch y tế tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa các loại dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ hành khách xuất nhập cảnh cũng như hàng hóa và phương tiện lưu thông qua đây.

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Ngày 10/1, lực lượng chức năng thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra đám cháy rừng, tuy nhiên, do trời hanh khô kèm gió lớn nên gây khó khăn cho việc khống chế đám cháy. Các lực lượng chức năng tích cực phối hợp để dập tắt đám cháy.

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" năm 2025 được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước, Hội Nông dân thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) và các đơn vị, tổ chức, cá nhân tổ chức tại xã Bù Gia Mập, nhằm chăm lo cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trong dịp Tết, mang lại cái Tết đầy đủ và ấm áp.

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Ngày 9/1, tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội đồng đội tỉnh Sơn La phối hợp với một số đơn vị, nhà tài trợ tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới, thuộc 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 39,3%. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm giúp nhân dân vùng biên đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Đồng thời, thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 9/1, một trận động đất có độ lớn 4.2 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Trong năm 2024, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, đứng vào nhóm các tỉnh có số ca tử vong cao của cả nước. Đến đầu năm 2025, một trường hợp tử vong nghi do bệnh này vừa xảy ra tại huyện Krông Ana tiếp tục dấy lên nỗi lo về nguy cơ lây lan bệnh.

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Từ ngày 7 - 8/1, Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người dân các xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Thái Nguyên đang dồn lực triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thái Nguyên đã có nhà mới, kiên cố để đón mùa xuân mới thêm vui.

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có diện tích gần 46.500 ha, trong đó hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tăng cường áp dụng công nghệ bẫy ảnh để điều tra, giám sát, đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, từ đó có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất. Chính quyền và người dân đã nhiều lần nỗ lực gia cố nhưng theo thời gian, sạt lở ngày càng lấn sâu vào đất cồn, làm ảnh hưởng đời sống, thiệt hại nhiều diện tích đất, nhà ở và cây trồng của người dân. Bất an, lo lắng, nhiều hộ phải rời cồn để tìm nơi khác sinh sống. Những hộ còn ở lại “bám” cồn thì ngày đêm lo sạt lở.

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, những thành tựu đạt được trong trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đặc biệt là người yếu thế. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý vẫn còn hạn chế do rào cản về ngôn ngữ và địa lý. Để xóa bỏ rào cản này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên và chính quyền địa phương đã không ngừng nỗ lực truyền thông, cung cấp dịch vụ pháp lý, giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình. Nhờ vậy, người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế được bảo vệ quyền lợi hợp pháp và củng cố niềm tin vào hệ thống pháp luật.