Vững vàng trên tuyến đầu Tổ quốc chống dịch COVID-19

Vững vàng trên tuyến đầu Tổ quốc chống dịch COVID-19
Những sinh hoạt hàng ngày đều diễn ra trong lán ở chốt chặn. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.
Những sinh hoạt hàng ngày đều diễn ra trong lán ở chốt chặn.
Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.

Những người lính ở chốt chặn biên giới

Ngay khi dịch COVID-19 bùng phát ở bên kia biên giới, cũng là lúc hàng nghìn công dân Việt Nam trở về nước qua biên giới tỉnh Cao Bằng. Những công dân này lao động ở vùng có dịch nên nguy cơ mang theo mầm bệnh rất cao. Đây cũng là lúc lực lượng biên phòng căng mình thực hiện nhiệm vụ chống dịch COVID-19 ở biên giới. Những người lính mang quân hàm xanh xuống các bản làng biên giới vận động, tuyên truyền người dân không vượt biên trái phép; hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch bệnh; phát khẩu trang; tăng cường tuần tra, kiểm tra khu vực biên giới; hàng trăm chốt chặn ngăn không cho người dân vượt biên trái phép. Đó là dấu ấn khó phai của lực lượng biên phòng trong cuộc chiến chống COVID-19.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tổng Cọt trên đường tuần tra, kiểm tra khu vực biên giới. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tổng Cọt trên đường tuần tra, kiểm tra khu vực biên giới. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.

Đã hơn hai tháng kể từ Tết Nguyên đán, Thượng úy Nguyễn Vũ Lê, Đội trưởng Đội vận động quần chúng thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Sóc Giang và hiện đang phụ trách chốt chặn ở cột mốc 643, không được về nhà. Anh cho biết, công việc hàng ngày tại chốt chặn là kiểm soát không để công dân xuất cảnh và nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Một ngày anh cùng đồng đội tuần tra khu vực xung quanh mốc hai lần vào buổi sáng và chập choạng tối. Khi nhận được thông tin có người nhập cảnh thì dù ban đêm anh em cũng phải đi tuần tra. Làm nhiệm vụ ở chốt chặn rất khó khăn, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán, không khí lạnh tràn về, gió rít, mưa phùn, có những ngày băng giá thì công việc vất vả hơn gấp bội.

Thương úy Lê chia sẻ thêm, ở đây chúng tôi xác định rõ rằng phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, chúng tôi hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân để vượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao...

Lục Khu (6 xã vùng cao huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) được gọi là “vùng đất khát’ của tỉnh Cao Bằng. Tại đây bốn bề là núi đá. Đá dựng thành vách. Đá rải lởm chởm trên con đường đến Đồn Biên phòng Tổng Cọt. Giữa tháng Ba, Lục Khu vẫn đang mùa thiếu nước. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở các chốt chặn lại thêm phần khó khăn. Tại chốt chặn xóm Kéo Sỹ (xã Tổng Cọt) các phóng viên gặp Đại úy Vương Văn Hiền, người đã hơn hai tháng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát. Nhìn thấy chiếc xe máy chở can nước từ trung tâm xã vào chốt chặn, Đại úy Hiền cho biết: Nước sạch ở đây rất hiếm vì cả xóm không có mạch nước ngầm nên mỗi lần thấy xe máy chở can nước đến thì anh em vui lắm. Bữa trưa của anh em chủ yếu là ăn mì tôm nên rất cần nước sạch. Bên cạnh việc thiếu nước, xóm Kéo Sỹ cũng chưa có điện. Ban đêm anh em phải dùng bóng đèn tích điện. Ở đây thường xuyên không có sóng điện thoại nên các anh em cũng khá vất vả trong việc liên hệ với bên ngoài.

Trên đường từ Đồn Biên phòng Tổng Cọt về trung tâm xã, chúng tôi ghé thăm chốt chặn ở xóm Ngườm Vài, xã Thượng Thôn. Một lều bạt được dựng lên trên mỏm đồi, xung quanh là núi đá. Mọi sinh hoạt, từ ăn uống đến nghỉ ngơi của các chiến sĩ đều diễn ra trong chiếc lán này. So với Kéo Sỹ, chốt chặn này "sang" hơn vì có điện, các anh bộ đội biên phòng sắm một cái radio để nghe tình hình tin tức, đặc biệt là tin tức về phòng, chống dịch COVID-19. Thiếu tá Chu Minh Huấn, Đồn Biên phòng Tổng Cọt, Tổ trưởng tổ chốt chặn tại xóm Ngườm Vài, cho biết, từ hơn hai tháng nay chiếc lán này là nơi anh cùng đồng đội nghỉ ngơi sau một ngày dài căng mình bám sát, tuần tra trên tuyến biên giới. Các anh tự nấu nướng, thức ăn mua một lần cho cả tuần. Nước thì được lãnh đạo Đồn chở từ trung tâm xã vào. Nhiệm vụ của cac anh là tuần tra, kiểm soát ngăn không để xảy ra tình trạng vượt biên trái phép. Đặc biệt, sau Tết Nguyên đán người dân Trung Quốc thường sang Việt Nam thăm thân, vì thế lực lượng biên phòng luôn phải vận động, nhắc nhở, yêu cầu họ về nước nếu không có công việc thật sự cần thiết để hạn chế số người nhập cảnh vào Việt Nam trong thời điểm có dịch. 
Một bữa ăn vội vàng của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tổng Cọt ở chốt chặn xóm Kéo Sỹ, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.
Một bữa ăn vội vàng của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tổng Cọt ở chốt chặn xóm Kéo Sỹ, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.

Thiếu tá Huấn cho biết thêm, mặc dù điều kiện sinh hoạt khó khăn, nhưng anh em luôn động viên nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công việc người lính mỗi thời có những khó khăn riêng. Trong bối cảnh COVID-19 là đại dịch thì người lính căng mình ở những địa bàn khó khăn, hiểm trở để cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh - chống dịch cũng là nhiệm vụ quan trọng như đánh giặc. Vì vậy, mỗi người lính biên phòng luôn có ý thức hoàn thành thật tốt công việc được giao.

Ông Sầm Văn Róng (thôn Kéo Sỹ, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) cho biết, nhờ những buổi tuyên truyền bộ đội biên phòng, người dân đã nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh như thường xuyên vệ sinh nhà cửa, khu dân cư; rửa tay bằng xà phòng; khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh thì báo cho các cơ sở y tế gần nhất. Bộ đội Biên phòng cũng tuyên truyền hạn bà con chế tiếp xúc với nước ngoài và không sang Trung Quốc làm thuê. Nếu có người nào từ Trung Quốc trở về thì phải đi cách ly theo quy định. Bà con ở đây cũng đã hiểu biết về dịch bệnh nên bây giờ không có người  xuất cảnh trái đi lao động trài phép.

Nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 từ tuyến đầu

Dấu ấn của lực lượng Biên phòng trong cuộc chiến chống COVID-19 rất đậm nét. Từ những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đến những hành động thiết thực của những người lính quân hàm xanh ở biên giới đang góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh này.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sóc Giang tuần tra, kiểm tra cột mốc, khu vực biên giới vào ban đêm. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sóc Giang tuần tra, kiểm tra cột mốc, khu vực biên giới vào ban đêm. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Sóc Giang quản lý đoạn biên giới dài trên 20 km trên địa bàn ba xã: Sóc Hà, Nà Sác, Trường Hà (huyện Hà Quảng). Khi dịch COVID-19 có những biến phức tạp, đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân khu vực biên giới cách phòng, chống dịch; triển khai bốn chốt chặn trên biên giới, cắt cử cán bộ, chiến sĩ túc trực 24/24 giờ; tiếp nhận công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê trở về, bàn giao cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh để đưa đi cách ly theo quy định...

Thượng tá Nguyễn Huy Trịnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Sóc Giang, cho biết, trước những diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19, cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã quán triệt, lãnh đạo triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác, đặc biệt là giáo dục cho cán bộ chiến sĩ nâng cao trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh trong đơn vị và nhân dân.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Tổng Cọt xuống các bản làng biên giới tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Tổng Cọt xuống các bản làng biên giới tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.

Đồn Biên phòng Tổng Cọt quản lý địa bàn với 7 xóm biên giới với 21 cột mốc chính, địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, trình độ dân chí không đồng đều… Ngay sau khi dịch COVID-19 xảy ra tại Trung Quốc, Đảng ủy, Ban chỉ huy đồn đã xây dựng kế hoạch, quán triệt đến cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, tổ chức lực lượng ngăn chặn các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, tăng cường lực lượng tuần tra biên giới; thành lập 02 tổ chốt chặn ở những điểm xung yếu trên biên giới. Mỗi tổ có 3 cán bộ biên phòng và 3 dân quân, công an viên của các xã biên giới thường trực 24/24 giờ; thành lập thêm 1 tổ cơ động tại đơn vị sẵn sàng cơ động khi có tình huống đột xuất...

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Tổng Cọt đo thân nhiệt cho người dân. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Tổng Cọt đo thân nhiệt cho người dân.
Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Theo Trung tá Lục Xuân Thủy, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tổng Cọt, ngay khi dịch COVID-19 xảy ra, Đồn Biên phòng Tổng Cọt chủ trì và phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cách phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân, nhất là nhân dân các xóm sát biên giới bằng hình thức như tổ chức họp xóm thông báo đến từng người dân về tình hình dịch; yêu cầu tụ tập đông người, không xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào... Trước những diễn biến phức tạp tình hình dịch COVID-19, đơn vị đã triển khai một số biện pháp công tác phòng dịch cho cán bộ chiến sĩ khi đi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biên giới như đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ về ý thức trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều biện pháp, tích cực nỗ lực cùng các cấp, ngành ngăn chặn dịch bệnh ngay từ “cửa ngõ” biên giới. Đến nay, toàn tuyến biên giới tỉnh Cao Bằng đã thành lập 70 chốt chặn, kiểm soát nghiêm ngặt tuyến biên giới, đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép để vận động quay lại cũng như tiếp nhận những công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của tỉnh đưa công dân đi cách ly theo quy định.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Tổng Cọt tăng cường tuần tra, kiểm tra cột mốc, khu vực biên giới. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Tổng Cọt tăng cường tuần tra, kiểm tra cột mốc, khu vực biên giới. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN.

Đại tá Phan Đăng Phượng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng, nhấn mạnh, ngay khi nắm được tình hình dịch bệnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng đã thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo các đơn vị triển khai quyết liệt, phát huy khả năng cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ. Đến nay, các đơn vị đã tổ chức bàn giao cho cơ quan y tế kiểm tra sức khỏe, đưa về các khu cách ly theo quy định đối với hơn 2.300 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về.
Chu Hiệu

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, từ đầu tư công cho tới các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi bật là chồng lấn quy hoạch mỏ khoáng sản bô xít Đắk Nông và thực trạng huyện chưa có mỏ đất san lấp nào được cấp phép khai thác.

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Nói đến Ninh Thuận thì hầu như ai cũng đều biết đến, đó là địa phương của “nắng và gió” với đặc trưng “gió như phang, nắng như rang”. Nắng chói chang từ trên trời đổ xuống, nắng từ đất bạc khô cằn hắt lên… đã làm cho Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Những năm về trước, mùa hạn đến là Ninh Thuận lại phải "gồng mình" tìm nguồn nước để cứu khát cho người dân ở một số địa phương, rất vất vả.

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Liên quan đến vụ cháy rừng ở núi Ngang, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lưu Xuân Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù cho hay, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã xác định ban đầu có 20ha rừng bạch đàn chủ yếu ở xã Đạo Trù (một phần ở xã Bồ Lý - Tam Đảo) bị thiệt hại.

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

50 năm sau Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2025) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những vùng “đất thép” trong kháng chiến giờ đây đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 16/4/2025: Nắng bao trùm nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Tết Chôl Chnăm Thmây trong niềm vui ấm áp

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với trên 360 ngàn người, chiếm hơn 31% dân số của tỉnh. Những năm qua, với sự quan tâm và những chính sách hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, đời sống của đồng bào Khmer Sóc Trăng đã thay đổi nhanh chóng, không ngừng nâng lên cả vật chất lẫn tinh thần.

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Tầm nhìn quốc gia đặt trên “tâm tư tỉnh nhà”

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo, nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu

Trên cơ sở định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại các Kết luận số 127-KL/TW, 130-KL/TW, 137-KL/TW và Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chính phủ đã nghiên cứu, hoàn thiện kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới, từ đó đề xuất các nguyên tắc tổ chức sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các đơn vị hành chính cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thắm tình quân – dân ở biên giới Kon Tum với chương trình xóa nhà tạm

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, gần một năm qua, các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã chung sức, phối hợp cùng chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng được 9 căn nhà cho người dân tuyến biên giới, giúp bà con ổn định nơi ở, tập trung phát triển kinh tế, đời sống gia đình; củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân - dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Thống nhất triển khai nhiều dự án giao thông kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng

Ngày 14/4, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng vừa có chuyến khảo sát thực địa khu vực dự kiến triển khai dự án xây dựng tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng). Đồng thời, hai bên cũng đã họp bàn và thống nhất phối hợp, triển khai một số dự án hạ tầng kết nối giữa hai tỉnh.

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Đồng bào Khmer Kiên Giang đón Tết trong niềm vui mới

Phát huy truyền thống cần cù, nhạy bén trong lao động, những năm gần đây, đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, giúp tăng thu nhập.

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Hơn 1.000 hộ dân thị trấn Nghèn mong sớm có nước sạch sinh hoạt

Nhiều năm nay, hơn 1.000 hộ dân thuộc 5 tổ dân phố ở khu vực phía Nam thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong tình trạng thiếu nước sạch, phải sử dụng nước sông, nước ao hồ để sinh hoạt. Hiện nay, người dân mong muốn sớm có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo để sử dụng hằng ngày.

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Lâm Đồng: Đảm bảo bao phủ tiêm chủng vaccine phòng sởi cho 95% trẻ em

Ngày 14/4, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý I và những ngày đầu tháng 4/2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại tỉnh tương đối ổn định, không ghi nhận các đợt bùng phát nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát nhưng ở tỉnh lại gia tăng đột biến số ca mắc bệnh sởi.

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

186 hộ dân ở huyện miền núi Cẩm Thủy sống cạnh nhà máy nước nhưng vẫn thiếu nước sạch

Ở cạnh nhà máy nước, thế nhưng 186 hộ dân sống trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt, vào mùa khô tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn. Mặc dù, đã kiến nghị lên chính quyền nhiều lần, nhưng người dân vẫn chưa được nhà máy nước cấp nước sạch. Nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu kinh phí đầu tư đường dẫn cấp nước đến khu vực các hộ dân thiếu nước đang sinh sống.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 14/4/2025: Bắc Bộ rét vào sáng và đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực vó mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Nghệ An: Hai học sinh đuối nước thương tâm

Chiều 13/4, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến hai học sinh là anh em ruột tử vong.

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Lào Cai khắc phục sạt lở gây tắc nghẽn giao thông

Qua rà soát đến thời điểm 16 giờ chiều 13/4, trên địa bàn xã Nậm Lúc, Bản Cái, Lào Cai không có hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở do mưa lũ, sạt lở. Các tuyến đường giao thông cơ bản vẫn an toàn trước ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 12/4 đến sáng 13/4/2025.

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tết Chôl Chnăm Thmây gắn kết nghĩa tình quân dân

Tỉnh Vĩnh Long có hơn 22.630 người dân tộc Khmer sinh sống, tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Những ngày cận Tết Chôl Chnăm Thmây, đồng bào Khmer trong tỉnh phấn khởi tham gia các hoạt động Tết quân dân gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Đẩy mạnh xây nhà ở xã hội . Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Bắc Giang sẽ hoàn thành trên 5,5 nghìn căn nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, năm nay Chính phủ giao Bắc Giang hoàn thành 5.243 căn nhà ở xã hội. Trên cơ sở các dự án nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn tỉnh, dự kiến trong năm nay các dự án sẽ hoàn thành 5.594 căn nhà ở xã hội, đảm bảo theo chỉ tiêu được giao.