
Dân vận khéo để giúp đỡ nhân dân vùng biên giới
Ngày 21/3, tại xã biên giới Pờ Y (huyện Ngọc Hồi), lực lượng vũ tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ra quân làm công tác dân vận năm 2025 với mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân tại khu vực biên giới.
Ngày 21/3, tại xã biên giới Pờ Y (huyện Ngọc Hồi), lực lượng vũ tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ra quân làm công tác dân vận năm 2025 với mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân tại khu vực biên giới.
Chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2025 với chủ đề “Biên giới trong trái tim tôi” diễn ra vào ngày 9/3 tại Trường Tiểu học Cù Chính Lan, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Với niềm tin tuyệt đối vào Đảng, nhân dân các dân tộc tại Kon Tum luôn nỗ lực vươn lên với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, phát huy sức mạnh đại đoàn kết nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đề ra.
Cao Bằng là tỉnh biên giới phía Bắc, điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi đây. Vượt qua những trở ngại, ngành y tế Cao Bằng đã có nhiều cố gắng vươn lên, hoàn thiện, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó - chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
“Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, tinh thần đó một lần nữa được tô thắm thêm trong "Ngày hội Biên phòng toàn dân” năm 2025 ở vùng biên giới xứ Thanh.
Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo và trẻ em vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người nghèo và Bảo vệ Quyền Trẻ em tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025, với phương châm không để ai thiếu Tết.
Những ngày qua, các đơn vị biên phòng, chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết để người dân, đặc biệt là hộ chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng biên giới vui Xuân, đón Tết đầy đủ.
Đứng chân trên dọc tuyến biên giới dài hơn 251 km, tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia, Binh đoàn 15 đã nỗ lực vượt khó, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là “thế trận lòng dân” khu vực biên giới Bắc Tây Nguyên.
Ngày 14/9, tại Trường Tiểu học B Vĩnh Trường (điểm chính, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang), nhóm thiện nguyện “Quỹ trăng rằm” phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học B Vĩnh Trường (điểm chính) và UBND xã Vĩnh Trường tổ chức chương trình “Mang trăng về Lama”. Đây là sự kiện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc với nhiều hoạt động thiết thực, trực tiếp chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em người dân tộc Chăm có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới của tỉnh An Giang.
Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới thuộc 2 huyện Buôn Đôn và Ea Súp. Để tạo điều kiện cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã huy động nhân lực, phối cùng các nhà hảo tâm xây dựng nhiều nhà Đại đoàn kết. Qua đó không chỉ giúp người dân vùng biên an cư lạc nghiệp mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng khu vực biên giới ngày càng giàu đẹp.
Ngày 20/7, Hội Doanh nhân trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nhân trẻ và Tỉnh đoàn Long An thực hiện chương trình “Hành trình sức khỏe xanh” tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.
Chị Lê Thị Kim Thúy (sinh năm 1972, ngụ ấp Thành Đông, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) bắt đầu khởi nghiệp với nghề đan lát sản phẩm thủ công từ nhựa giả mây, từ đó chị nhân rộng mô hình, hỗ trợ cho hàng trăm phụ nữ ở vùng biên giới Tây Ninh vươn lên thoát nghèo.
Ngày 12/7, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển xã hội vùng biên giới đất liền ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình "Nghiên cứu tổng thể vùng biên giới đất liền ở Việt Nam góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, chính trị trong điều kiện hiện nay".
Với trên 95% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc tạo sinh kế mới cho nhân dân vùng biên giới ở tỉnh Cao Bằng đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm đặc biệt. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống của dân tộc Tày, Nùng, Mông, Lô Lô….tại các bản làng ven biên giới đã hình thành nên mô hình các làng du lịch cộng đồng, giúp Cao Bằng trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.
Năm 2024, Lào Cai dự kiến dành nguồn kinh phí hơn 103 tỷ đồng để sắp xếp, bố trí ổn định, nâng cao đời sống cho 613 hộ dân vùng biên giới, vùng thiên tai và nguy cơ bị ảnh hưởng thiên tai; hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo; bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh.
Ngày 21/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Đoàn công tác của Quốc hội do Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đồn Biên phòng và tặng quà cho các hộ nghèo ở vùng biên giới khó khăn của tỉnh Quảng Trị.