Vĩnh Long nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer (Bài cuối)

Ông Kim Mực, xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) chăm sóc bò từ nguồn vốn vay của địa phương. Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN
Ông Kim Mực, xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) chăm sóc bò từ nguồn vốn vay của địa phương. Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN

Bài cuối - Tạo động lực để người dân tự lực vươn lên

Tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đến năm 2024 cơ bản hỗ trợ cho 100% đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và đặc biệt khó khăn có nhà và đất ở ổn định, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc của tỉnh bình quân hàng năm từ 3-4%. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách của Trung ương; xem xét điều chỉnh các chương trình đặc thù sao cho phù hợp với tình hình thực tế để chính sách thực sự phát huy hiệu quả, góp phần chăm lo thiết thực đời sống đồng bào Khmer trên địa bàn.

Còn nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách

Theo Ban dân tộc tỉnh Vĩnh Long, tình hình phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tuy có phát triển nhưng vẫn còn chậm, chưa đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có giảm nhưng còn cao so với hộ nghèo chung của tỉnh. Hiện nay, đa phần các hộ gia đình nghèo trong vùng có nghề nghiệp không ổn định, đông con, thiếu vốn và thiếu tư liệu sản xuất nên khi được hỗ trợ chính sách lại gặp nhiều lúng túng, không biết sử dụng nguồn vốn như thế nào để làm ăn hiệu quả. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và giá cả không ổn định cũng tác động đến hiệu quả của các chính sách.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn Ngô Vĩnh Tuân cho rằng, những chính sách hỗ trợ vừa qua đã giúp cho nhiều hộ dân của xã có điều kiện phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do đa phần người dân chưa xây dựng được phương án sản xuất phù hợp, hiệu quả nên trong các dự án hỗ trợ vốn, người dân đều tập trung vào chăn nuôi bò. Điển hình như thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 - 2020, có 80 hộ vay thì 76 hộ vay chăn nuôi bò. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn thức ăn nhưng lại dư nguồn cung, khó tiêu thụ. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trên bò những năm qua cũng diễn biến phức tạp đã khiến nhiều hộ dân chăn nuôi từ nguồn vốn vay bị thiệt hại. Mặc dù các trường hợp này đều được khảo sát, ghi nhận và có chính sách hỗ trợ, tuy nhiên người dân vẫn thiệt hại, đồng thời mang tâm lý lo lắng không dám mạnh dạn tiếp tục chăn nuôi.

Vĩnh Long nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer (Bài cuối) ảnh 1Ông Kim Mực, xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) chăm sóc bò từ nguồn vốn vay của địa phương. Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long Trần Thanh Lâm, trong năm 2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổ chức đoàn phối hợp cùng các ngành liên quan giám sát các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương. Qua khảo sát và giám sát thực tế tại các địa phương, nhất là gặp trực tiếp các hộ dân cho thấy, những chương trình hỗ trợ bước đầu phát huy hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho đồng bào Khmer phát triển đời sống, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn, hạn chế như công tác khảo sát, thẩm định hộ nghèo đôi lúc thực hiện chưa tốt, từ đó dẫn đến tình trạng một số hộ không đảm bảo về điều kiện chuyển đổi nghề phù hợp với tình hình phương án làm ăn của hộ gia đình. Ngoài ra, công tác phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia kiểm tra và giám sát thực hiện các chính sách chưa được phát huy đúng mức, một số hộ nghèo còn có tư tưởng ỷ lại, cho rằng Nhà nước hỗ trợ cho không, còn một ít hộ sử dụng vốn chưa đúng mục đích.

Tạo động lực để người dân tự lực vươn lên

Tỉnh Vĩnh Long phấn đấu từ nay đến năm 2024 cơ bản hỗ trợ cho 100% đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn có nhà, đất ở ổn định, giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc của tỉnh bình quân hàng năm từ 3-4%.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long Trần Thanh Lâm, để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương, tỉnh Vĩnh Long cần tích cực giám sát các chương trình, dự án đặc thù của tỉnh, có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình. Đặc biệt, cần chú trọng hỗ trợ theo phương châm “trao cần câu hơn xâu cá” để tạo động lực trong đồng bào Khmer tự thân vươn lên thoát nghèo, không còn ỷ lại từ nguồn vốn hỗ trợ của chính quyền.

Là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống, huyện Trà Ôn đã xác định ba khâu đột phá thực hiện trong giai đoạn 2020-2025 nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương, trong đó có định hướng chỉ tiêu về hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,5%, trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào Khmer hàng năm 3%.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn Nguyễn Chí Hiếu cho rằng, trong giai đoạn tới, khi áp dụng tiêu chí bình xét hộ nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo của huyện dự kiến tiếp tục tăng lên, do đó huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để đồng bào tự lực vươn lên, đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương hỗ trợ người dân chuyển đổi đa dạng các nghề, tạo điều kiện để người dân được học nghề và giới thiệu việc làm từ đó có điều kiện chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tự vươn lên thoát nghèo.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Mỹ Ngô Vĩnh Tuân nhấn mạnh, với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4%, trong đó hộ nghèo trong đồng bào dân tộc còn dưới 8%, góp phần đưa xã Tân Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2024, xã khuyến khích động viên hộ nghèo, hộ cận nghèo phát huy nội lực, tự lực vươn lên nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong thời gian tới, xã tiếp tục quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ hộ nghèo, đánh giá kỹ về hiệu quả các phương án sản xuất trước khi cho vay vốn. Đồng thời, xã tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế trong đồng bào Khmer, tăng cường hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật để người dân nắm bắt, từ đó sử dụng đồng vốn vay hiệu quả.

Vĩnh Long nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer (Bài cuối) ảnh 2Ông Sơn Xâm, xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) tận dụng diện tích ao vừa nuôi cá vừa trồng bông súng để tăng thu nhập. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long Thạch Dương, từ nay đến năm 2024, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, giảm dần vùng đặc biệt khó khăn, từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa vùng dân tộc thiểu số. Theo đó, Ban Dân tộc phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống, giảm nghèo trong đồng bào Khmer; tập trung thực hiện lồng ghép các chương trình, đề án, kế hoạch của Chính phủ gắn với huy động nhiều nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, tỉnh tiếp tục quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho vay vốn phát triển sản xuất để nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào Khmer.

Ngoài ra, Ban Dân tộc phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp tranh thủ vận động và phát huy vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín trong đồng bào Khmer, thông qua đó để hướng dẫn đồng bào dân tộc chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tích cực vận động và phát huy vai trò của đồng bào Khmer trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh"... góp phần xây dựng vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày càng phát triển.

Lê Thúy Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.