Tỉnh Kiên Giang có đường bờ biển trên đất liền dài hơn 200 km với diện tích rừng phòng hộ ven biển hàng chục nghìn km là lợi thế phát triển kinh tế ven biển với đa dạng các mô hình như: nuôi sò huyết, nuôi ba khía, nuôi cá, tôm, cua biển… với thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phát huy hiệu quả kinh tế các mô hình mang lại, tỉnh Kiên Giang quan tâm nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 576/QĐ-TTg công nhận 9 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, tổng lượng khách du lịch đến địa phương trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 (từ ngày 01- 04/9) tăng 26% so với cùng kỳ năm 2022. Toàn tỉnh đón khoảng 116.000 lượt khách.
Qua gần 20 năm phát triển mô hình nuôi cá lồng bè ở các xã ven biển, ven đảo tỉnh Kiên Giang cho thấy, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, lợi nhuận khá cao cho nông dân. Khai thác tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lồng bè ở địa phương, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương các xã, huyện đảo quan tâm nhiều giải pháp hỗ trợ nhằm giúp cho nghề nuôi cá của nông dân phát triển ổn định hơn.
Với 3 cửa sông chính chảy ra biển Đông là cửa Soài Rạp (khu vực Vàm Láng, huyện Gò Công Đông), Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền), bờ biển Gò Công dài 32 km, tỉnh Tiền Giang là môi trường thuận lợi cho các loài hải sản sinh sôi, phát triển.
Nằm ven biển Gò Công, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có khoảng 8.900 ha đất trồng lúa năng suất cáo với sản lượng mỗi năm đạt trên 110.000 tấn lúa hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngày 3/5, Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, các cơ quan chức năng đang phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, gây thiệt hại hơn 20 ha rừng phòng hộ tại xã Bình Dương.
Hai huyện ven biển Gò Công Đông và Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang có trên 2.800 hộ dân với hàng chục ngàn nhân khẩu sống phân tán ở ngoài đê, ven cửa sông, ven biển... Các hộ chưa được sử dụng nước sạch, đứng trước nguy cơ thiếu nước trong mùa khô hạn và xâm nhập mặn 2023. Tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, không để người dân thiếu nước ngọt dùng trong các tháng cao điểm mùa khô.
Các huyện, thị ven biển phía Đông tỉnh Tiền Giang như Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo vốn thiên nhiên khắt nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng hạn – mặn và thiên tai, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thực trạng độc canh cây lúa mỗi năm ba vụ đối mặt nhiều rủi ro, thách thức. Những năm hạn – mặn gay gắt và kéo dài, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp tại đây rất lớn.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định cho biết, tính đến 4 giờ ngày 27/9 vẫn còn 216 tàu với 1.610 người nằm trong vùng nguy hiểm ảnh hưởng của bão số 4. Các tàu này đã nhận thông tin về diễn biến của cơn bão và hiện đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam ra khỏi vùng ảnh hưởng.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 36/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên ngày 15/9, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70 mm, riêng khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-90 mm, có nơi trên 120 mm.
Để hoạt động khai thác hải sản gần bờ đi vào trật tự, đúng quy định, nâng cao hiệu quả khai thác, hạn chế xâm hại nguồn lợi thủy sản, các ngành chức năng, đơn vị quản lý ở Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp từ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm và tiêu biểu nhất là xây dựng mô hình hỗ trợ ngư dân chuyển đổi ngành nghề. Tuy vậy, hoạt động này vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) nằm trong vùng U Minh Thượng, có gần 30.500 hộ, trong đó có 4 xã bãi ngang ven biển với tổng số 13.034 hộ dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nuôi tôm, cua…
Ngày 18/7, tại xã vùng bãi ngang ven biển Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Ninh Thuận phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ công bố và đón nhận bằng công nhận xã Vĩnh Hải đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, tỉnh Kiên Giang thực hiện nhiều công trình thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.
Vào khoảng 1 giờ ngày 6/11, một cơn mưa lớn đã gây ra sạt lở và làm hư hỏng nghiêm trọng tuyến đường ven biển DT 719 (đường Lạc Long Quân), xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Hiện các lực lượng vẫn đang khẩn trương khắc phục sự cố.
Rừng phòng hộ ven biển An Biên - An Minh (Kiên Giang) chạy vắt qua 10 xã ven biển, từ Mũi Rảnh xã Tây Yên, huyện An Biên đến rạch Tiểu Dừa xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh (giáp tỉnh Cà Mau) có chiều dài khoảng 60 km với diện tích 4.006 ha; trong đó huyện An Biên có 4 xã, huyện An Minh 6 xã.
Theo ông Nguyễn Văn Quí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, vụ nuôi năm 2019, nông dân địa phương đã thả nuôi 2.200 ha nghêu tập trung ở ven biển xã Tân Thành, phía bắc vàm Cửa Tiểu, tăng hơn năm trước 200 ha.
Với lợi thế có bờ biển dài 137 km từ Cửa Hội (huyện Nghi Xuân) đến Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh) và hàng nghìn hécta đất cát, đầm phá, người dân vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy tiềm năng để hình thành các hồ nuôi tôm, cải tạo vùng đất cát hoang hóa trở thành những vùng nuôi tôm thâm canh cho thu nhập cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020”, từ năm 2015 đến 2017, cả nước trồng được 12.385 ha rừng ven biển, đạt 22% so với nhiệm vụ của Đề án. Kết quả trồng và bảo vệ rừng đã nâng độ che phủ của rừng ven biển từ 16,9% năm 2014 lên 17% năm 2017.
Năm 2018, tỉnh Thừa Thiên - Huế có kế hoạch trồng mới 60 ha rừng ven biển và vùng đầm phá, tập trung trên địa bàn các huyện: Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà. Từ nay đến năm 2020, tỉnh phấn đấu đưa diện tích trồng mới rừng ven biển và vùng đầm phá lên 290 ha; trong đó, có 160 ha ngập mặn và 130 ha ngập ngọt.
Nông dân ven biển xã Bình Giang và Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, không chỉ góp phần phát triển kinh tế từng hộ gia đình, mà còn giữ được diện tích rừng phòng hộ, chống sạt lở đê biển.
Tỉnh Nghệ An triển khai các dự án đầu tư nâng cấp cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh đáp ứng dần nhu cầu của ngư dân cũng như thực tế phát triển kinh tế xã hội tại các vùng ven biển.
Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng 10.000 công trình vệ sinh cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách là mục tiêu đề án “Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở các xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018- 2020” hướng tới.
Ông Bùi Văn Hòn, sinh năm 1950, cư ngụ tại ấp Bờ Kênh, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Ông là người đi tiên phong ở vùng đất mặn ven biển Gò Công du nhập và phát triển nghề nuôi bò lai sind mà dựng nên cơ nghiệp vững vàng.
Ngày 27/10, tỉnh Bến Tre tổ chức tổng kết dự án “Xây dựng khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi với rủi ro thảm họa và khí hậu cho phụ nữ và nam giới” (RADCC) tại 15 xã của 3 huyện ven biển là Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Dự án do Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế NewZealand thông qua Tổ chức Oxfam tài trợ, thời gian thực hiện từ tháng 12/2012-10/2017. Tổng nguồn vốn dự án đã giải ngân hơn 60,8 tỷ đồng.