Ứng dụng công nghệ mới chống xói lở dải ven bờ

Ngày 20/1, Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam (BUSADCO) tổ chức Lễ hợp long về đích sớm Dự án toàn tuyến kè bảo vệ hạ lưu bờ sông Ray (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Ung dung cong nghe moi chong xoi lo dai ven bo hinh anh 1Công ty cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam tiến hành thử nghiệm xây dựng một đoạn bờ kè chiều dài 100m tại sông Dinh, thuộc phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Ngọc Sơn - TTXVN

Tình trạng xói lở dải ven bờ, đặc biệt là các khu vực cửa sông và vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra khá nghiêm trọng. Tỉnh đã đầu tư nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp khoa học từ truyền thống đến công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế những tác động của việc xói lở dải ven bờ như: công nghệ kè mỏ hàn bằng đá hộc, đá xây, tấm bê tông đơn giản hoặc hiện đại hơn là công nghệ mềm Stabiplage… Tuy nhiên, các phương pháp chống xói lở này dù chi phí khá cao, nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Nhằm đưa ra giải pháp vừa có thể giải quyết tình trạng chống xói lở dải ven bờ, vừa giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động đến các vùng lân cận khu vực lắp đặt công trình, Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam (BUSADCO) đã đưa vào thử nghiệm sản phẩm “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” và bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Ung dung cong nghe moi chong xoi lo dai ven bo hinh anh 2Hợp long về đích sớm Dự án toàn tuyến kè bảo vệ hạ lưu bờ sông Ray, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: Ngọc Sơn - TTXVN

Ông Đỗ Hữu Hiền, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, sự gia tăng của mưa bão, áp thấp nhiệt đới và nước biển dâng do biến đổi khí hậu, cùng các hoạt động nhân tạo của con người đã làm thay đổi cán cân bồi tích ở bờ biển; tác động xấu đến các công trình ven bờ và gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời cũng làm tăng chi phí khắc phục và hạn chế tác hại của xói lở bờ biển. Thực tế này đòi hỏi mỗi địa phương nói riêng, cả nước nói chung và tầm xa hơn là khu vực và quốc tế phải có giải pháp giải quyết phù hợp.

Sản phẩm “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” của BUSADCO đưa ra đã và đang từng bước giải quyết tình trạng này. Đặc biệt, tính ưu việt của giải pháp là tận dụng được vật liệu cát đắp sẵn ở các bãi biển; có khả năng chống sạt lở, xói mòn, chống ăn mòn, chống xâm thực cao hơn và bền vững hơn.

Ung dung cong nghe moi chong xoi lo dai ven bo hinh anh 3Tuyến kè bảo vệ hạ lưu bờ sông Ray(xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ảnh: Ngọc Sơn - TTXVN

Trước thực trạng một số khu vực ven bờ của tỉnh bị tình trạng xói lở nghiêm trọng, từ tháng 10/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2916 đặt hàng BUSADCO thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm ứng dụng công nghệ “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển để bảo vệ bờ sông, biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Theo đó, BUSADCO tiến hành thử nghiệm xây dựng một đoạn bờ kè sông và biển với chiều dài 100m tại sông Dinh, thuộc phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa và một đoạn khoảng 50m khu vực bờ biển Hồ Cốc, huyện Xuyên Mộc. Sau thời gian triển khai, đến tháng 11/2020, các tuyến kè sông, kè biển ứng dụng công nghệ cấu kiện lắp ghép bê tông cốt sợi phi kim đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng và đem lại những kết quả khả quan.

Ung dung cong nghe moi chong xoi lo dai ven bo hinh anh 4Công trình kè bảo vệ bờ Sông Ray do BUSADCO khảo sát, thiết kế, sản xuất, cung cấp và thi công lắp đặt hoàn thiện công trình. Cấu kiện kè bảo vệ bờ Sông Ray sử dụng công nghệ bê tông cốt phi kim hình chữ A cao 4m rộng 4,1m chiều dài loại 2m và loại 1,5m. Ảnh: Ngọc Sơn - TTXVN

Ông Hoàng Đức Thảo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, Công trình kè bảo vệ bờ Sông Ray do BUSADCO khảo sát, thiết kế, sản xuất, cung cấp và thi công lắp đặt hoàn thiện công trình. Cấu kiện kè bảo vệ bờ Sông Ray sử dụng công nghệ bê tông cốt phi kim hình chữ A cao 4m, rộng 4,1m chiều dài loại 2m và loại 1,5m. Ưu điểm của công nghệ kè bê tông cốt phi kim là bền vững trong môi trường, chống ăn mòn trong mọi điều kiện cả nước biển, vùng cửa sông gần biển; được sản xuất trên dây chuyền công nghệ dã chiến tại công trường, được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm theo các tiêu chí thiết kế đề ra. Giải pháp thi công đơn giản, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, nhanh chóng, có thể thi công trong điều kiện ngập nước, dễ dàng duy tu, sửa chữa, tuổi thọ công trình cao…

Việc ứng dụng công nghệ cấu kiện lắp ghép bê tông cốt sợi phi kim là một đột phá mới về công nghệ phối hợp nhiều loại sản phẩm, giải pháp liên kết đồng bộ khép kín và biện pháp thi công sáng tạo riêng có của BUSADCO để thi công được trong điều kiện địa chất yếu, cát chảy, ngập nước (nước triều lên xuống liên tục). Công trình kè mới không những giải quyết vấn đề chống xói lở, khắc phục sóng gió, dòng chảy mà giải quyết vấn đề bồi lắng.

Huỳnh Sơn

Tin liên quan

Nông dân Bạc Liêu chuyển đổi sản xuất gắn với ứng dụng công nghệ cao

Bạc Liêu xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong năm trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, là giải pháp mang tính đột phá trong chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khánh thành 4 ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tòa án

Sáng 8/1, tại Trụ sở Tòa án nhân dân tối cao (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Đại tá Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel đã thực hiện nghi thức khởi động Hệ thống tâm Tư liệu - Thư viện, Trung tâm Giám sát và Điều hành, Phần mềm trợ lý ảo cho thẩm phán, Nền tảng xét xử trực tuyến tòa án nhân dân.


Bạc Liêu ứng dụng công nghệ trong phát triển nuôi trồng thủy sản

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly cho biết, hiện tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững ngành thủy sản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.



Đề xuất