Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, buôn làng ở Gia Lai ngày một bình yên và khởi sắc. Những ngôi làng đìu hiu nay khang trang, sạch đẹp hơn; những ngôi nhà cũ kỹ, dột nát được tu sửa, làm mới; điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng bài bản. Đặc biệt, từ “ý Đảng” đã làm thay đổi nếp nghĩ cũ, hình thành cách làm mới, nhất là trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. “Lòng dân” cũng được xây dựng vững chắc qua những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước.

Bốn làng đồn - cái tên gọi gợi nhớ bao khó khăn, vất vả của nhân dân các làng Kinh Pêng, Trớ, Hek, Plei Pông thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai). Trước đây, làng đồn vốn được ví là những khu làng “nhiều không” (không điện, không đường, không trường, không trạm). Người dân ở bốn làng đồn sinh sống rải rác, không đường xá, đi lại rất khó khăn.

Trước đây, đời sống của bà con nhân dân bốn làng đồn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với cây trồng chính là lúa rẫy 1 vụ và sắn, bắp. Việc canh tác lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên và qua mỗi mùa lễ cúng xin Yang (Giàng, trời, thần linh). Vì thế, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn và thiếu thốn.

potal-tet-am-noi-bon-lang-don-o-gia-lai-7831828.jpg
Sau hơn 9 năm thực hiện di dời, sắp xếp, 4 làng đồn thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã có sự đổi thay rõ nét. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân xã Chư A Thai, thời điểm cuối năm 2017, thu nhập bình quân đầu người ở đây chỉ đạt 5 triệu đồng/năm; số hộ nghèo 192 hộ/975 khẩu, chiếm 52% hộ nghèo của toàn xã và chiếm tỉ lệ hộ nghèo 60% số hộ trong 4 làng, hộ cận nghèo là 33 hộ /173 khẩu, chiếm 29,4% tổng số hộ cận nghèo của xã. Các hủ tục lạc hậu chưa được xoá bỏ, vệ sinh môi trường chưa bảo đảm, đặc biệt nhiều gia đình chưa có nhà vệ sinh.

Và rồi, Đề án phát triển kinh tế- xã hội bốn làng đồn gắn với thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ của Tỉnh ủy Gia Lai về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện. Với 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ năm 2017 đến 2020; giai đoạn 2 từ năm 2021 đến 2023), Đề án đã làm thay đổi bộ mặt bốn làng căn cứ kháng chiến ngày càng khang trang, sạch đẹp và ấm no hơn.

potal-tet-am-noi-bon-lang-don-o-gia-lai-7831834.jpg
Sau hơn 9 năm thực hiện di dời, sắp xếp, 4 làng đồn thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã có sự đổi thay rõ nét. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Thành quả của Đề án là đã sắp xếp được 294 căn nhà; vận động các hộ làm được 120 nhà vệ sinh, 275 chuồng trại, 332 vườn rau và trồng 3.173 cây ăn quả; đầu tư 5,41 km đường dây điện; cải tạo, nâng cấp hệ thống nước tự chảy tại 4 làng (xây 18 bể chứa nước, mỗi bể có dung tích 2 m3); mỗi làng xây dựng 1 nhà rông có đầy đủ trang- thiết bị như: loa đài truyền thanh, sân chơi thể thao; đầu tư sửa chữa phòng học, nhà vệ sinh và mua sắm các dụng cụ khác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nay Der- điểm trường Kinh Pêng...

Cùng với đó, hệ thống các tuyến đường giao thông nông thôn được hoàn thiện; đầu tư tái định cư tại làng Kinh Pêng; cánh đồng mẫu lớn với diện tích 88 hecta cho đồn 1, 2, đảm bảo cung ứng lương thực tại chỗ cho người dân… Bên cạnh đó, người dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây mì, cây lúa cạn truyền thống sang cây trồng khác cho thu nhập cao hơn như: mía, cây thuốc lá, khoai lang... gắn với sử dụng giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến và có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nhờ đó, đến cuối năm 2024, trong bốn làng đồn đã có làng Kinh Pêng đã được công nhận làng nông thôn mới (được công nhận vào năm 2020); 3 làng còn lại đạt trung bình 13-14/19 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người tại 4 làng đồn đã đạt 37,69 triệu đồng/năm.

potal-tet-am-noi-bon-lang-don-o-gia-lai-7831832.jpg
Sau hơn 9 năm thực hiện di dời, sắp xếp, 4 làng đồn thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã có sự đổi thay rõ nét. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Ông Đinh Tuy, Trưởng thôn làng Plei Pông (Đồn 1) vui mừng, bây giờ cuộc sống của làng chúng tôi đã thay đổi rất nhiều. Vui mừng nhất khi người dân trong làng đã có chí hướng làm ăn, xây dựng cuộc sống mới, không còn tâm lí “chờ nhà nước trợ cấp” nữa. Trong thời gian qua, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước mà làng chúng tôi đã được đầu tư, sắp xếp, chỉnh trang khang trang; con em trong độ tuổi được đến trường; đau ốm được khám bệnh, cấp phát thuốc bảo hiểm. Các thanh niên được đào tạo nghề miễn phí để đi xuất khẩu lao động, hiện làng đã có 3 người đi lao động tại Nga. Một số hủ tục lạc hậu, ma chay- cưới hỏi đã được người dân tổ chức đơn giản, tiết kiệm…

Tương tự, sau nhiều năm sống trong những ngôi nhà che chắn tạm bợ, không điện chiếu sáng, không nước sạch ở khu vực Suối Cạn, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sau thời gian triển khai xây dựng, đảm bảo cơ sở vật chất hạ tầng, 38 hộ dân với 145 khẩu, 100% là người Jrai đã được chuyển về làng tái định cư mới với những ngôi nhà kiên cố, khang trang. Khu tái định cư được xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ, vốn đối ứng của Uỷ ban nhân dân huyện Phú Thiện và sự chung tay góp sức của các mạnh thường quân.

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không chỉ mang đến sự bình yên, khởi sắc tại các khu làng tái định canh, định cư, nhiều ngôi làng ở các xã vùng biên cũng đang từng ngày khởi sắc, tự tin hội nhập đi lên cùng với đất nước.

Xã Ia Mơr là một minh chứng rõ ràng cho sự đổi thay từ “ý Đảng - lòng dân”. Là xã biên giới phía Tây Nam của huyện Chư Prông có 27,6 km đường biên giới giáp với Campuchia với 6 thôn, làng; trong đó, có 3 làng đặc biệt khó khăn là Klăh, Khôi, Krông với 746 hộ/3.215 khẩu. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 84%.

potal-cong-trinh-sao-sang-buon-lang-thap-sang-vung-bien-tai-gia-lai-7776945.jpg
Binh đoàn 15 bàn giao công trình "Sao sáng buôn, làng" tại làng Krông, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông (Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Ia Mơr đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Có được sự đổi thay như ngày hôm nay là nhờ được đầu tư hệ thống đường giao thông từ tỉnh, huyện đến với xã Ia Mơr. Đặc biệt, công trình thủy lợi Ia Mơr được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng đã giúp người dân phát triển sản xuất nâng cao năng suất cây trồng. Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt khoảng 2.245 ha, trong đó có khoảng 200 ha lúa nước, 570 ha sắn (mì), 120 ha ngô, còn trên 745 ha là các loại cây trồng khác...

Ông Đinh Văn Dũng, Bí thư Huyện uỷ Chư Prông vui mừng, cuộc sống của người dân vùng biên trên địa bàn huyện trong những năm trở lại đây đã có sự đổi thay rất lớn. Bây giờ đã hình thành được các mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao trên vùng biên giới; trong đó, nhờ công trình thuỷ lợi Ia Mơr đã hình thành được 4 cánh đồng mẫu lớn lúa nước 2 vụ hơn 200 ha với sản lượng 7 - 8 tấn/ha.

Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng nâng lên, trình độ dân trí tăng cao. Người dân trong khu vực biên giới được tham gia làm công nhân ở các công ty cao su, Thaco, Công ty Quang Đức… và có thu nhập ổn định. Có được cuộc sống tốt, người dân một lòng tin vào Đảng và Nhà nước qua những chủ trương, chính sách đúng đắn. Từ đó, xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc.

Quang Thái

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ dưới 9 độ C. Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Chiều 4/2, bờ sông nhà Lê (đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40 mét, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 2/2025, ở Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 45 - 65 km trong các kỳ triều cường. Xâm nhập mặn có xu thế biến động khó lường, các địa phương cần đề phòng các tình huống gia tăng đột xuất trong các đợt triều cường.

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới” giai đoạn 2019-2025 tại 3 tỉnh, trong đó có tỉnh Long An. Đề án nhằm hiện thực hóa phương châm "mỗi người dân là cột mốc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới".

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Ngày 3/2, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả người dân được đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, khí thế, động lực mới, Bộ xác định thực hiện phương châm “Ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết”. Trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng.

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Ngọc Hồi là huyện vùng biên của tỉnh Kon Tum, có đường biên giới giáp với 2 nước Lào và Campuchia. Những năm qua, chính quyền và người dân trong huyện đã chung tay, góp sức xây dựng vùng đất "3 biên" ngày một ổn định và phát triển. Người dân nơi đây đang quyết tâm để Ngọc Hồi sớm được công nhận là huyện đạt nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum.

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Là đồng bào thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng cao Tây Bắc, người dân tộc Cống ở Điện Biên từng đối mặt với muôn vàn khó khăn nơi những bản làng xa xôi, giáp biên giới. Nhờ những chính sách hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước và tinh thần vượt khó không ngừng, cuộc sống người dân nơi đây đã chuyển mình rõ nét. Bản làng giờ đây không chỉ khang trang mà còn thể hiện sự ấm no, đánh dấu hành trình vượt khó thành công của một trong những cộng đồng dân tộc rất ít người nơi miền biên viễn Tây Bắc.

Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"

Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mặc dù, khó khăn phía trước đón đợi với mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn đạt trên 55.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trên 9%; GRDP bình quân đầu người đạt 65,76 triệu đồng/người/năm... nhưng tỉnh miền núi Tuyên Quang tự tin xác định vừa tăng tốc, bứt phá, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vừa kiến tạo, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới...

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 1/2

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 1/2

Giá xăng E5RON92: không cao hơn 20.391 đồng/lít (giảm 201 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 611 đồng/lít; xăng RON95-III: không cao hơn 21.002 đồng/lít (giảm 140 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (nay là tỉnh An Giang) ra đời sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Từ chi bộ Long Điền, ánh sáng cách mạng của Đảng nhanh chóng lan rộng. Nhiều chi bộ Đảng ở Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang) lần lượt ra đời, lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

Lễ khai chỉ tại Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân

Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025.

Cống - âu thuyền Vàm Bà Lịch vận hành kiểm soát mặn phục vụ sản xuất và giao thông đường thủy. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao trong những ngày đầu tháng 2

Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1-10/2, ngày 1/2, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên ở mức cao trong 2-3 ngày đầu tuần sau đó giảm dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024, riêng một số trạm ở Trà Vinh có độ mặn cao hơn.

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

Phát triển đảng viên trong trường học là đoàn viên ưu tú có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và tăng cường sinh lực cho Đảng, nhằm mở rộng, tạo thêm môi trường rèn luyện, thi đua, phấn đấu cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường trung học phổ thông. Mặt khác, việc tăng số lượng đảng viên trẻ còn đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng. Quán triệt tinh thần này, thời gian qua, nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã lựa chọn được nhiều “hạt giống đỏ” để đào tạo, bồi dưỡng kết nạp đảng cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới thành công ở một xã nông nghiệp

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới thành công ở một xã nông nghiệp

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nay đã “thay da, đổi thịt”. Những con đường bê tông thẳng tấp với trụ đèn điện ven đường. Những căn nhà kiên cố mọc lên khang trang. Trạm xá, trường học không ngừng được xây dựng... đã góp phần làm bừng lên sức sống, kinh tế ngày càng phát triển của người dân.

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ảnh: tanphu.duchoa.longan.gov.vn

Xã Tân Phú xây dựng nông thôn mới thành công

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nay đã “thay da, đổi thịt”. Những con đường bê tông thẳng tấp với trụ đèn điện ven đường. Những căn nhà kiên cố mọc lên khang trang. Trạm xá, trường học không ngừng được xây dựng... đã góp phần làm bừng lên sức sống, kinh tế ngày càng phát triển của người dân.

Cờ Đảng, cờ Tổ quốc tung bay trên khắp những trục đường và cả những đường nhỏ trong các buôn làng ở Cư Mgar (Đắk Lắk). Ảnh: vov.vn

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc từ mô hình “Đường cờ Tổ quốc”

Những ngày này, khi đất trời vào Xuân với rực rỡ sắc màu, từ thành thị đến vùng nông thôn của tỉnh Đắk Lắk, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới dưới nắng vàng càng làm cho lòng người thêm rộn ràng, phấn khởi. Trong các năm qua, mô hình “Đường cờ Tổ quốc” đã phát triển rộng khắp ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, là minh chứng cho tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp thiết thực vào phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Hai cháu nhỏ tử vong trong ao chứa nước tưới tiêu

Hai cháu nhỏ tử vong trong ao chứa nước tưới tiêu

Ngày 31/1, ông Đoàn Công Hoàng, Chủ UBND xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm làm hai cháu nhỏ tử vong. Hiện trường xảy ra vụ việc là một ao chứa nước tự tạo để trữ nước tưới tiêu vào mùa khô.

Gia đình anh Y Phụp ở xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết. Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Phú Yên quyết tâm xóa nhà tạm để người nghèo an cư

Những căn nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa được hỗ trợ xây dựng thời gian qua đã giúp gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại Phú Yên có cuộc sống tốt hơn. Năm 2025, Phú Yên tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và chung tay của toàn dân để hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát.

"Lính áo xanh" biên giới biển Tây Nam: Vui Xuân không quên nhiệm vụ

"Lính áo xanh" biên giới biển Tây Nam: Vui Xuân không quên nhiệm vụ

Đồn Biên phòng Thổ Châu quản lý địa bàn xã đảo Thổ Châu, cách Thành phố Phú Quốc hơn 110km, cách trung tâm Thành phố Rạch Giá (Tỉnh Kiên Giang) khoảng 220km đường biển. Quần đảo Thổ Chu có 8 hòn đảo lớn nhỏ thuộc xã đảo Thổ Châu -xã biên giới có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển. Là đơn vị tiền đồn trọng yếu trong thế trận phòng thủ biển đảo phía Tây Nam, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thổ Châu luôn nỗ lực hết mình trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chù quyền, an ninh biên giới, gìn giữ bình yên cho nhân dân.