Gần 20 năm gắn bó với xã vùng khó khăn Sơn Điền (huyện Di Linh, Lâm Đồng), y sỹ đa khoa Trần Vi Lượng (54 tuổi) được xem là “Lương y như từ mẫu” của buôn làng K’Ho nơi đây.
Từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, buôn làng ở Gia Lai ngày một bình yên và khởi sắc. Những ngôi làng đìu hiu nay khang trang, sạch đẹp hơn; những ngôi nhà cũ kỹ, dột nát được tu sửa, làm mới; điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng bài bản. Đặc biệt, từ “ý Đảng” đã làm thay đổi nếp nghĩ cũ, hình thành cách làm mới, nhất là trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. “Lòng dân” cũng được xây dựng vững chắc qua những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước.
Mới đây, Bộ Công an, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Tổng kết Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh…
Những ngày này, cùng với cả nước hân hoan vui Tết Độc lập, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk ý thức sâu sắc hơn về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ra sức thi đua, học tập, rèn luyện, nguyện chung sức, đồng lòng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, buôn làng giàu đẹp, phát triển.
Trong văn hóa người Tây Nguyên, cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu tại các lễ, hội. Hiện tại các buôn làng ở Gia Lai có những bộ cồng chiêng tuổi đời hàng chục thậm chí hàng trăm năm, ghi dấu biết bao thay đổi của đồng bào nơi đây.
Với khát vọng tạo ra các dòng cà phê vừa có chất lượng cao, vừa mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Ê-đê, anh Y Pôt Niê (sinh năm 1988) ở buôn K’la, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển thành công thương hiệu cà phê Ê-đê.
Kể từ khi Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Công văn số 75-CV/TU ngày 22/3/2004 về việc "Phân công các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số” và Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 26/9/2018 về việc “Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kết nghĩa với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, công tác kết nghĩa ngày càng được thực hiện có hiệu quả, gắn kết cộng đồng 49 dân tộc anh em và góp phần xây dựng buôn làng ấm no, giàu đẹp.
Bác sỹ Nay Blum là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Glar, huyện Đắk Đoa (Gia Lai). Gần 30 năm gắn bó với y tế thôn bản, bác sỹ Nay Blum đã dành hết thanh xuân nhằm chữa trị các bệnh nhân trong xã và cứu sống những đứa trẻ gặp nạn vì hủ tục. Bác sỹ Nay Blum tâm sự, trước đây, khi ông còn bé, làng chưa có đường đi, bà con xã Glar sống xa khu dân cư, việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là mùa mưa bão. Lúc bệnh tật, mọi người chỉ biết dùng lá rừng, nếu bệnh nặng, ôm con bò, heo, gà đến làm lễ ở nhà thầy cúng. Thấy cảnh đó, ông Blum đã quyết tâm đi học với mong muốn trở thành một bác sỹ chữa bệnh cho buôn làng.
Đắk Lắk hiện có 49 dân tộc, gần 1,9 triệu người với 4 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài. Được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, gần 616.000 tín đồ tại 844 cơ sở và điểm, nhóm tôn giáo luôn sống tốt đời, đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng quê hương bình yên.
Ở Gia Lai, già làng, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số. Họ là những “cây đại thụ” che chở, bảo vệ buôn làng khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Các già làng, người có uy tín đã phát huy rõ nét vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân từ bỏ những tập tục lạc hậu, chăm lo phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự ở các buôn làng.
Các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tích cực triển khai đợt cao điểm tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Với sự vào cuộc tích cực và những cách làm hay, công tác thu hồi vũ khí đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai nhiều năm qua luôn thiếu nước sinh hoạt, nhất là cao điểm mùa khô hạn. Những công trình nước sạch, hợp vệ sinh được xây dựng gần đây đã “giải khát” cho nhiều buôn làng.
Sau khi nhóm đối tượng dùng súng tấn công vào trụ sở UBND xã Ea Tiêu, UBND xã Ea Ktur (trong đó có trụ sở Công an xã), huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào sáng 11/6, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tổ chức các chốt chặn, bảo vệ hiện trường, truy bắt các đối tượng. Thương các cán bộ, chiến sĩ ngày đêm canh gác, truy quét quyết liệt, nhiều người dân đã chung sức, đồng lòng góp của, góp gạo, nấu những phần cơm nghĩa tình gửi đến lực lượng chức năng.
Là nữ già làng hiếm hoi của Tây Nguyên, bà Ksor H’Blăm (làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con dân làng yêu mến và được chính quyền địa phương tín nhiệm bởi những cống hiến của bà đối với sự phát triển vùng biên nắng gió.
Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, tỉnh Đắk Lắk đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách khi số lượng người từ các tỉnh, thành phố phía Nam trở về nơi cư trú đông, số ca mắc mới tăng cao và chủ yếu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh ấy, hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng đã trở thành "lá chắn" bảo vệ buôn làng, “cánh tay nối dài” hỗ trợ đắc lực cho chính quyền cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vượt khó vươn lên, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng đã có nhiều khởi sắc. Buôn làng căng tràn sức sống, đồng bào vững tin theo Đảng.
Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò trong cộng đồng, trở thành "điểm tựa" vững chắc của buôn làng.
Đồng bào người K’Ho, người Tày ở xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng vừa có niềm vui mới khi điện lưới quốc gia được kéo về từng ngôi nhà, thắp sáng từng thôn bản. Những ngày đầu năm học 2020 -2021, cô trò tại điểm Trường Phúc Thọ II cũng đón nhận niềm vui mới khi có điện. Điện về đã tạo thuận lợi hơn cho người dân vươn tới cuộc sống ấm no, ổn định hơn.
Nhà rông là một kiến trúc độc đáo của các buôn làng đồng bào sống ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Không chỉ mang ý nghĩa vật chất, nhà rông còn chứa đựng linh hồn, "trái tim" của mỗi ngôi làng. Ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai), những mái nhà rông vẫn vững chãi cùng năm tháng, làm điểm tựa tinh thần cho bao thế hệ bà con buôn làng.
Ngoài công việc chính dạy học tại trung tâm ngoại ngữ, anh K’Xiam Lo Minh, người dân tộc K’Ho còn mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho con em đồng bào dân tộc của mình trong buôn làng ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Nằm bên hồ Lắk thơ mộng với rừng già bao quanh và bầu không khí trong lành, buôn Jun thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk (Đắk Lắk) mang vẻ đẹp nguyên sơ của một buôn làng Tây Nguyên.
Nhằm bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Bahnar, chi hội phụ nữ làng Nghe nhỏ, thuộc Chi hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Krong Chro, huyện Krong Chro (Gia Lai) tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề Dệt thổ cẩm cho hàng trăm học viên, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa, nâng cao thu nhập cho phụ nữ trong làng.
Dù đã ở tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng già A Blếch (l, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) vẫn miệt mài truyền dạy nghệ thuật đánh cồng chiêng và những điệu múa xoang cho thế hệ trẻ. Người dân trong làng gọi ông là “người giữ hồn của buôn làng”.
Kon Tum là tỉnh vùng cao biên giới, nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, hiện có 6 dân tộc bản địa đang sinh sống là người Xê- đăng, Bahnar, Giẻ-Triêng, Jrai, Brâu và Rơ Măm. Toàn tỉnh có 511/556 làng đồng bào dân tộc có nhà Rông.
Lễ kết nghĩa anh em được dân tộc Ê Đê và Tà Ôi trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa thân thiết, gắn bó với nhau như anh em một nhà, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn để xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, giàu đẹp.
Thực hiện dự án cấp điện cho 63 thôn, buôn căn cứ cách mạng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Công ty Điện lực tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành lắp đặt 115 km đường dây trung áp, 169 km đường dây hạ áp, 61 trạm biến áp với tổng kinh phí đầu tư hơn 53 tỷ đồn, phục vụ cấp điện cho 6.760 hộ dân ở vùng sâu, vùng xa.