Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc - Nơi "chắp cánh" cho học sinh dân tộc thiểu số

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng nhà trường. Ảnh: Quân Trang - TTXVN
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng nhà trường. Ảnh: Quân Trang - TTXVN

Ngày 5/11, tại thành phố Thái Nguyên, Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập trường (1957- 2022). Tham dự buổi lễ có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; đại diện các bộ, ngành, địa phương và các thế hệ giáo viên, học sinh của trường.

Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc - Nơi "chắp cánh" cho học sinh dân tộc thiểu số ảnh 1Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng nhà trường. Ảnh: Quân Trang - TTXVN

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chúc mừng và biểu dương những thành tích xuất sắc của các thế hệ thầy và trò Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị, để hướng tới mục tiêu trở thành trường phổ thông dân tộc nội trú trọng điểm chất lượng cao của cả nước, Ban giám hiệu nhà trường cần tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuyên môn; năng động, tranh thủ các nguồn lực, tăng cường chuyển đổi số trong công tác giáo dục - đào tạo bảo đảm phù hợp và theo kịp xu hướng đào tạo mới, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển. Đồng thời, nhà trường chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho các em học sinh, giáo dục học sinh tình đoàn kết, tương thân tương ái giữa các dân tộc, chú trọng công tác bảo tồn bản sắc văn hóa,…để mỗi học sinh nhà trường là đại diện văn hóa cho một vùng quê, một dân tộc.

Ngoài ra, nhà trường cần tích cực xây dựng đội ngũ nhà giáo yêu nghề, giỏi về chuyên môn, am hiểu về văn hóa các dân tộc. Với các em học sinh dân tộc thiểu số đang theo học tại trường cần nỗ lực cố gắng, vươn lên tiếp nối thành tích của các thế hệ đi trước, theo đuổi mục tiêu “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, trở thành công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức vào xây dựng quê hương, đất nước.

Thực hiện đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển giáo dục ở miền núi, nhằm đáp ứng sự nghiệp đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số, đầu năm 1957, Khu ủy và Ủy ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc quyết định thành lập Trường Thiếu nhi Vùng cao Khu tự trị Việt Bắc; tháng 9/1959 thành lập Trường Bổ túc công nông Khu tự trị Việt Bắc. Đến năm 1970, Khu ủy và Ủy ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc đã quyết định sáp nhập hai trường thành một trường mang tên Trường Bổ túc công nông và Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.

Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc - Nơi "chắp cánh" cho học sinh dân tộc thiểu số ảnh 2Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc" cho giáo viên của trường. Ảnh: Quân Trang - TTXVN

Năm 1976, Khu tự trị Việt Bắc giải thể, trường trực thuộc Bộ Giáo dục quản lý và đổi tên trường thành Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Qua từng thời kỳ, mục tiêu đào tạo của nhà trường ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng với hai hệ đào tạo: Phổ thông Dân tộc nội trú và Dự bị Đại học Dân tộc cho gần 30 dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc rất ít người như: Ngái, Lự, Mảng, Sila, Clao, La chí, La hủ, Cống, Pu péo, Bố y,… thuộc 21 tỉnh miền núi từ Thừa Thiên-Huế trở ra.

Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, hơn 50 ngàn học sinh các dân tộc thiểu số đã trưởng thành từ nhà trường và tiếp tục được đào tạo tại các trường Đại học trong nước và nước ngoài. Trong đó, nhiều học sinh đã trưởng thành từ nhà trường là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, hàng nghìn người là cán bộ chủ chốt ở các địa phương, là cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng…

Tỷ lệ tốt nghiệp Trung học Phổ thông, đỗ Đại học, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, hàng năm của học sinh Nhà trường không ngừng tăng lên. Đến nay, 320 em học sinh của trường đã trở thành học sinh giỏi Quốc gia và đoạt giải tại các cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; học sinh nhà trường đã bước đầu tiếp cận với các kỳ thi quốc tế.

Theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 26/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc thay đổi cơ quan chủ quản từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.

Tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trao tặng Cờ thi của Chính phủ cho thầy và trò Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp các Dân tộc” cho 6 cá nhân và nhiều phần quà, học bổng cho học sinh, nhà trường.

Trần Trang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

"Đánh mạnh" tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm

"Đánh mạnh" tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm

Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất, tiền chất ma túy ở Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động và liều lĩnh.

Tiền Giang đưa vào sử dụng công trình kè xử lý sạt lở gần 250 tỷ đồng

Tiền Giang đưa vào sử dụng công trình kè xử lý sạt lở gần 250 tỷ đồng

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, sau 5 tháng thi công khẩn trương từ tháng 7 đến cuối tháng 12/2024, đơn vị đã hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình kè xử lý các đoạn sạt lở cấp bách trên kênh 28 qua địa bàn huyện Cái Bè. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 249 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương khoảng 200 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương.

Tạo động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Tạo động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn.

Thời tiết ngày 29/12/2024: Thủ đô Hà Nội duy trì nắng hanh

Thời tiết ngày 29/12/2024: Thủ đô Hà Nội duy trì nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C.

Khắc phục tình trạng đá lăn xuống chân đèo An Khê

Khắc phục tình trạng đá lăn xuống chân đèo An Khê

Ngày 28/12, Văn phòng Quản lý đường bộ III.4 (thuộc Khu Quản lý đường bộ III, Bộ Giao thông vận tải) cho biết, đơn vị thi công đang khẩn trương khắc phục tình trạng đá lăn xuống Quốc lộ 19, đoạn dưới chân đèo An Khê, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn (Bình Định), sớm thông tuyến để các phương tiện lưu thông qua lại an toàn.

Năm 2025 nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc

Năm 2025 nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Xây dựng trong thời gian tới là triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình.

Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Thực hiện vai trò nòng cốt trong phát triển các phong trào ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu thông qua chuỗi giá trị sản xuất gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và số hóa nông nghiệp.

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Cùng với các loại hình chế biến khác như: lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô..., nghề phơi cá khô truyền thống ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP). Đây được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng đồng dân cư. Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Đào là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm. Vì vậy vào thời điểm này khi rét đậm về, hàng trăm hộ dân đã tiến hành tuốt lá, chăm sóc đào để cây kịp ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Tiền Giang nỗ lực đẩy nhanh các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập với sự tham gia của các ngành, các cấp trên tinh thần chung tay vì người nghèo, giảm nghèo bền vững “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024. Hội chợ diễn ra trong 5 ngày (từ 27 đến 31/12) với quy mô trên 120 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Ngày 27/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 38 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương cho sản phẩm OCOP.

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Ngày 27/12, tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác dân tộc, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động, triển khai hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm và xuất khẩu lao động của Trung ương, của tỉnh tới người lao động, giúp họ tiếp cận với thị trường lao động, chọn được việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có 35% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Ngoài công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, lãnh đạo tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số nhằm tăng cường kiến thức pháp luật, tạo thêm sự hiểu biết về quyền, lợi ích hợp pháp khi liên quan đến pháp luật.

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, những vết thương do bom cày, đạn xới năm xưa nay đã lành lặn, chỉ còn để lại những di tích của một thời oanh liệt. Trên quê hương “Đồng Xoài rực lửa chiến công”, nay đã có hình dáng của một "thành phố hiện đại, sinh thái, thông minh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ. Ngày 27/12, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.