Chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao để phù hợp với từng loại rừng, liên tục mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng, từ đó cải thiện hiệu quả cho sự cân bằng của hệ sinh thái và tạo sinh kế cho người dân. Lợi ích mang lại từ rừng ở Yên Bái từng bước đáp ứng mục tiêu “người trồng rừng phải sống được từ rừng” để rừng phát triển ngày càng bền vững.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành và vượt kế hoạch trồng rừng năm 2024 hơn 200%. Các đơn vị chủ rừng đang tích cực chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng nhằm đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng trồng.
Ngày 3/10, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu Lê Chí Linh thông tin, từ đầu tháng 9, đơn vị đã triển khai Chương trình trồng rừng năm 2024 tại các xã ven biển.
Năm 2024, mục tiêu của tỉnh Gia Lai là trồng mới hơn 10.000 ha rừng. Thế nhưng, đến nay, việc trồng rừng tại Gia Lai đang được triển khai rất… ì ạch. Tính đến ngày 30/06, trên địa bàn tỉnh Gia Lai mới chỉ trồng được 192,64 ha. Trong đó, hơn 143 ha rừng sản xuất trồng lại sau khai thác và 49.113 cây phân tán (tương đương 49,11 ha).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, đến đầu tháng 6/2024, Tuyên Quang đã hoàn thành trồng 6 triệu cây xanh theo "Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025" của Thủ tướng Chính phủ, đạt 100% kế hoạch. Như vậy, Tuyên Quang đã cán đích trước 1 năm so với kế hoạch của Đề án.
Năng suất, chất lượng rừng trồng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cây giống, tuy nhiên theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định, việc đầu tư xây dựng nguồn giống có chất lượng phục vụ trồng rừng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống... trên địa bàn tỉnh còn còn tồn tại nhiều hạn chế cần nhanh chóng tháo gỡ.
Thay vì chỉ tìm cách khai thác tận diệt tài nguyên từ rừng, nay nhiều người dân ven rừng, nhất là các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn, đã tìm đến những nguồn sinh kế bền vững đi cùng phát triển, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng.
Tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải pháp như tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hạn chế tình trạng săn bắn thú rừng, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm để bảo vệ môi trường sinh thái cùng hệ động, thực vật phong phú đa dạng của địa phương.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, đến cuối tháng 7/2023, tỉnh đã trồng được hơn 10.500 ha rừng, đạt hơn 104% kế hoạch năm 2023; trong đó trồng rừng tập trung đạt hơn 10.000 ha, trồng rừng phân tán đạt hơn 477 ha.
Nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát huy có hiệu quả chức năng rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, tỉnh Ninh Thuận có kế hoạch trồng mới 1.221 ha rừng thay thế trong giai đoạn 2023 - 2025.
Tỉnh Nghệ An đề ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu đưa năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 - 30m3/ha/năm, sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đạt 2 -2,2 triệu m3/năm.
Sau 6 năm triển khai, việc thực hiện Kế hoạch số 1123/KH-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển sang cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong công tác bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương. Công tác này đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức.
Thông tin từ Công an tỉnh Lai Châu cho biết, sau khi củng cố tài liệu chứng cứ, ngày 28/3, Công an tỉnh Lai Châu cùng một số đơn vị chức năng đã phá thành công chuyên án; bắt giữ 15 đối tượng là cán bộ, công chức một số sở, ban, ngành và các huyện có hành vi đưa và nhận hối lộ khi thanh tra các dự án trồng rừng.
Theo ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng và cây phân tán để lâm nghiệp góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tỉnh sẽ trồng mới 650 ha rừng tập trung trong năm 2023.
Sau 7 năm triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có trên 43.878 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC). Việc thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, doanh nghiệp thu mua mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị từ trước Tết Nguyên đán, đến thời điểm này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái đang khẩn trương, hăng hái trồng rừng vụ Xuân, phấn đấu hoàn thành trên 80% kế hoạch trồng rừng của cả năm 2023.
Để nâng cao giá trị kinh tế từ trồng rừng, thời gian qua các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tích cực vận động người dân phát triển và quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, được cấp chứng chỉ FSC (một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu), từ đó đưa các sản phẩm gỗ vươn ra thị trường thế giới, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân, đưa kinh tế rừng phát triển bền vững.
Ngày 23/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2023.
Theo ông Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, đến nay tỉnh đã trồng mới được 15.721,6/15.500 ha rừng, tăng 1,4% so với kế hoạch trồng rừng năm 2022. Trong số đó, tỉnh trồng 10.797 ha rừng tập trung và 4.924,6 ha cây phân tán.
Quảng Trị là một địa phương có thế mạnh về lâm nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trở thành mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung thì trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu được xem là hướng đi mới, đúng đắn. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trận mưa lịch sử ngày 14/10 ở Đà Nẵng đã gây thiệt hại rất lớn về cơ sở vật chất. Đặc biệt, tại Nghĩa trang Hòa Sơn (huyện Hòa Vang) hàng trăm ngôi mộ bị vùi lấp bởi đất đá. Một trong những nguyên nhân được xác định, là do xung quanh nghĩa trang đều trồng cây keo, có nhiều đường mòn vào rừng khai thác. Điều này, đã đặt ra nghi vấn về khả năng giữ đất, chống xói mòn của cây keo, khi chỉ được trồng để khai thác trong thời gian ngắn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành, vượt kế hoạch trồng rừng năm 2022. Các đơn vị chủ rừng đang tích cực chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng mới nhằm đảm bảo rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết, đến đầu tháng 10/2022, tỉnh Kon Tum đã trồng được gần 4.800 ha rừng, đạt 105,36% kế hoạch tỉnh giao trong năm (4.500 ha).
Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thông qua chương trình này đã tạo sự thay đổi rõ rệt về tư duy, nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sinh kế dưới tán rừng một cách đa lợi ích, nhất là một tỉnh có lợi thế về kinh tế rừng như Yên Bái.