Đến nay, huyện đã có 41 Công ty, nhà máy, xưởng chuyên sản xuất, chế biến lâm sản, các sản phẩm làm ra chủ yếu là gỗ ép công nghiệp, gỗ ván MDF, gỗ ván ép thanh, đồ mỹ nghệ được xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, nhiều người dân đã có việc làm, góp xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Để phát huy hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất lâm sản và giúp người dân giảm nghèo, UBND huyện Như Xuân đã vận động người dân tham gia trồng rừng để phát triển kinh tế, duy trì độ che phủ của rừng và có được nguồn nguyên liệu phục phụ cho sản xuất lâm sản. Bên cạnh đó, huyện cũng ưu tiên thành lập mới các doanh nghiệp, nhà xưởng, cở sở chế biến lâm sản.
Huyện Như Xuân đang có nhiều công ty, doanh nghiệp đang đầu tư, điển hình như Công ty cổ phần gỗ Trường Sơn chuyên sản xuất ép công nghiệp với 230 lao động đang làm việc, Nhà máy gỗ Thành Nam chuyên sản xuất gỗ MDF đang tạo việc làm cho 260 lao động. Các xưởng gỗ nhỏ như xưởng Hồ Hường, xưởng gỗ Đại Ngân cũng đang tạo việc làm cho nhiều nhân công, một số người sau khi làm tốt nghề đã mở cơ sở kinh doanh lâm sản riêng và làm giàu ngay tại nhà.
Anh Hoắc Ngọc Nam, thôn Thanh Tâm, xã Hóa Qùy cho biết, cách đây 8 năm gia đình anh rất nghèo, anh phải để vào Sài Gòn kiếm sống. Thời điểm này, anh đã phải ở nhiều công ty, trải qua nhiều nghề nhưng vẫn không kiếm đủ tiền lo cho gia đình. Năm 2010, anh quyết định về quê mở xưởng chế biến lâm sản đồ thủ công mỹ nghệ với vốn đầu tư 80 triệu.
Để có nguyên liệu phục vụ sản xuất, anh đã nhập gỗ, gốc và rễ cây từ rừng khai hoang, sau đó, anh nhập thêm nhiều nguyên liệu tại các xã lân cận. Nhờ sự cố gắng cộng với tay nghề điêu khắc tốt, cơ sở kinh doanh của anh đã có nhiều tiểu thương tìm đến mua hàng, hiện các sản phẩm do xưởng anh làm ra là đồ gỗ, bàn, ghế, tượng gỗ, đồ thủ công được bán cho người dân trong tỉnh, thu nhập mỗi năm của anh khoảng thu nhập 100 triệu/năm.
Xã Xuân Hòa là nơi đang phát triển mạnh nghề sản xuất và chế biến lâm sản, nhờ làm nghề này, nhiều người dân đã có cửa hàng riêng hoặc có việc làm ổn định trong nhà máy sản xuất lâm sản với mức lương 6-7 triệu/tháng. Điển hình là tại nhà máy chế biến gỗ ván ép của Công ty cổ phần gỗ Trường Sơn, hiện nhà máy hiện có 250 công nhân đang làm việc mới mức lương 5-7 triệu/người/tháng, đa số các công nhân đều là người địa phương.
Chị Lê Thị Hồng, thôn 8, xã Xuân Hòa cho biết, chị làm công nhân nhà máy đã 2 năm, ngày trước chị đi nương, làm rẫy, trồng rừng nhưng vẫn không đủ tiền lo cho các con ăn học. Nhưng kể từ khi vào làm công nhân cho nhà máy chế biến lâm sản của Công ty Trường Sơn với mức lương 6 triệu/tháng, chị đã có thể đủ tiền lo cho gia đình.
Ôn Lê Đình Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho hay, trên địa bàn xã có 4 doanh nghiệp, công ty chế biến lâm sản, trước đây người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, thế nhưng 2 đến 3 năm gần đây bắt đầu làm nghề chế biến lâm sản. So với gần 3 năm trước, xã có 406 hộ nghèo thì tới nay còn 177 hộ, hiện xã đang trồng hơn 1.000 ha keo để lấy nguyên liệu chế biến lâm sản.
Tính từ đầu năm tới nay, huyện Như Xuân đã có nhiều sản phẩm lâm sản bán thị trường và mang lai nguồn thu cao, cụ thể như gỗ MDF đạt 47.268 m3 có doanh thu khoảng hơn 200 tỷ, Dăm gỗ để làm giấy đạt 27.865 tấn có doanh thu 83.36 tỷ, gỗ Ván Thanh đạt 21.713 m3. Nhờ có nghề này, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo.
Mặc dù vậy, nghề chế biến lâm sản vẫn còn tồn tại một số khó khăn như nguồn nguyên liệu hạn chế, một số doanh nghiệp chưa liên kết với người dân về việc phát triển vùng nguyên liệu, dẫn đến thiếu nguyên liệu sản xuất. Mức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ và người dân vẫn chưa trú trọng việc trồng rừng gắn với phát triển nghề sản xuất lâm sản.
Theo ông Nguyễn Quang Dự, Phó trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Như Xuân, thời gian tới, huyện tiếp tục vận động, kêu gọi các công ty vào đầu tư chế biến lâm sản, đồng thời vận động người dân thực hiện trồng rừng để có nguyên liệu chế biến lâm sản. Huyện sẽ ưu tiên phát triển những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như gỗ ván ép công nghiệp, ván ghép thanh, hàng mộc cao cấp và sẽ phấn đầu đến năm 2020 đưa nghề chế biến lâm sản thành nghề giúp người dân miền núi giảm nghèo.
Để phát huy hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất lâm sản và giúp người dân giảm nghèo, UBND huyện Như Xuân đã vận động người dân tham gia trồng rừng để phát triển kinh tế, duy trì độ che phủ của rừng và có được nguồn nguyên liệu phục phụ cho sản xuất lâm sản. Bên cạnh đó, huyện cũng ưu tiên thành lập mới các doanh nghiệp, nhà xưởng, cở sở chế biến lâm sản.
Huyện Như Xuân đang có nhiều công ty, doanh nghiệp đang đầu tư, điển hình như Công ty cổ phần gỗ Trường Sơn chuyên sản xuất ép công nghiệp với 230 lao động đang làm việc, Nhà máy gỗ Thành Nam chuyên sản xuất gỗ MDF đang tạo việc làm cho 260 lao động. Các xưởng gỗ nhỏ như xưởng Hồ Hường, xưởng gỗ Đại Ngân cũng đang tạo việc làm cho nhiều nhân công, một số người sau khi làm tốt nghề đã mở cơ sở kinh doanh lâm sản riêng và làm giàu ngay tại nhà.
Anh Hoắc Ngọc Nam, thôn Thanh Tâm, xã Hóa Qùy cho biết, cách đây 8 năm gia đình anh rất nghèo, anh phải để vào Sài Gòn kiếm sống. Thời điểm này, anh đã phải ở nhiều công ty, trải qua nhiều nghề nhưng vẫn không kiếm đủ tiền lo cho gia đình. Năm 2010, anh quyết định về quê mở xưởng chế biến lâm sản đồ thủ công mỹ nghệ với vốn đầu tư 80 triệu.
Để có nguyên liệu phục vụ sản xuất, anh đã nhập gỗ, gốc và rễ cây từ rừng khai hoang, sau đó, anh nhập thêm nhiều nguyên liệu tại các xã lân cận. Nhờ sự cố gắng cộng với tay nghề điêu khắc tốt, cơ sở kinh doanh của anh đã có nhiều tiểu thương tìm đến mua hàng, hiện các sản phẩm do xưởng anh làm ra là đồ gỗ, bàn, ghế, tượng gỗ, đồ thủ công được bán cho người dân trong tỉnh, thu nhập mỗi năm của anh khoảng thu nhập 100 triệu/năm.
Xã Xuân Hòa là nơi đang phát triển mạnh nghề sản xuất và chế biến lâm sản, nhờ làm nghề này, nhiều người dân đã có cửa hàng riêng hoặc có việc làm ổn định trong nhà máy sản xuất lâm sản với mức lương 6-7 triệu/tháng. Điển hình là tại nhà máy chế biến gỗ ván ép của Công ty cổ phần gỗ Trường Sơn, hiện nhà máy hiện có 250 công nhân đang làm việc mới mức lương 5-7 triệu/người/tháng, đa số các công nhân đều là người địa phương.
Chị Lê Thị Hồng, thôn 8, xã Xuân Hòa cho biết, chị làm công nhân nhà máy đã 2 năm, ngày trước chị đi nương, làm rẫy, trồng rừng nhưng vẫn không đủ tiền lo cho các con ăn học. Nhưng kể từ khi vào làm công nhân cho nhà máy chế biến lâm sản của Công ty Trường Sơn với mức lương 6 triệu/tháng, chị đã có thể đủ tiền lo cho gia đình.
Ôn Lê Đình Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho hay, trên địa bàn xã có 4 doanh nghiệp, công ty chế biến lâm sản, trước đây người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, thế nhưng 2 đến 3 năm gần đây bắt đầu làm nghề chế biến lâm sản. So với gần 3 năm trước, xã có 406 hộ nghèo thì tới nay còn 177 hộ, hiện xã đang trồng hơn 1.000 ha keo để lấy nguyên liệu chế biến lâm sản.
Tính từ đầu năm tới nay, huyện Như Xuân đã có nhiều sản phẩm lâm sản bán thị trường và mang lai nguồn thu cao, cụ thể như gỗ MDF đạt 47.268 m3 có doanh thu khoảng hơn 200 tỷ, Dăm gỗ để làm giấy đạt 27.865 tấn có doanh thu 83.36 tỷ, gỗ Ván Thanh đạt 21.713 m3. Nhờ có nghề này, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo.
Mặc dù vậy, nghề chế biến lâm sản vẫn còn tồn tại một số khó khăn như nguồn nguyên liệu hạn chế, một số doanh nghiệp chưa liên kết với người dân về việc phát triển vùng nguyên liệu, dẫn đến thiếu nguyên liệu sản xuất. Mức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ và người dân vẫn chưa trú trọng việc trồng rừng gắn với phát triển nghề sản xuất lâm sản.
Theo ông Nguyễn Quang Dự, Phó trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Như Xuân, thời gian tới, huyện tiếp tục vận động, kêu gọi các công ty vào đầu tư chế biến lâm sản, đồng thời vận động người dân thực hiện trồng rừng để có nguyên liệu chế biến lâm sản. Huyện sẽ ưu tiên phát triển những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như gỗ ván ép công nghiệp, ván ghép thanh, hàng mộc cao cấp và sẽ phấn đầu đến năm 2020 đưa nghề chế biến lâm sản thành nghề giúp người dân miền núi giảm nghèo.
Nguyễn Đình Nam