Ngày 11/6, tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức trao hỗ trợ 37 con dê giống cho 15 hộ gia đình hội viên, phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số là thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản.
Do Dự án hồ chứa nước Bản Mồng chậm tiến độ, gần 14 năm qua, 119 hộ dân tộc Thái ở bản Thanh Sơn, xã miền núi Thanh Hòa (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) phải sống trong cảnh mòn mỏi chờ bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Cũng như những người Thổ ở các địa phương khác, người Thổ ở thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang bản sắc dân tộc, trong đó có nghề làm hương bài thủ công truyền thống, tạo thu nhập ổn định cho nhiều gia đình.
Từng là vùng đất nghèo khó, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã bứt lên trở thành điểm sáng đầy tiềm năng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù đã nỗ lực thoát khỏi huyện nghèo 30a sớm hơn kế hoạch 3 năm, tuy nhiên, giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ giảm nghèo luôn được huyện Như Xuân xác định là trọng tâm thường xuyên, lâu dài.
Với mong muốn thay đổi cuộc sống và tạo thêm sinh kế mới cho đồng bào dân tộc Thổ tại địa phương, chị Nguyễn Lê Ngọc Linh (sinh năm 1990, trú thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình "Vườn rừng bản Thổ" để vươn lên thoát nghèo. Mô hình này hiện cho thu nhập 600 triệu đồng/năm và góp phần chống biến đổi khí hậu, lũ quét sạt lở đất tại khu vực miền núi.
Để giúp người dân tăng thu nhập và nâng cao tiêu chí các xã trong xây dựng nông thôn mới, ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, huyện Như Xuân sẽ đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện như: thực hiện tốt các chương trình như cải tạo vườn tạp, đề án trồng rừng gỗ lớn, đề án chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc.
Thời gian qua, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các xã thực hiện chính sách trồng rừng gỗ lớn gắn với phát triển nghề chế biến lâm sản. Đồng thời, thu hút các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp sản xuất gỗ nhằm tạo việc làm cho người lao động.
Giai đoạn 2008-2018, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa được nhà nước đầu tư, hỗ trợ hơn 425 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 311 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 113 tỷ đồng) theo Nghị quyết 30a ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, để xây dựng cơ sở hạ tầng và giúp người dân phát triển kinh tế.