Theo đó, trồng lúa áp dụng kỹ thuật “1 phải 5 giảm". Một là phải sử dụng giống xác nhận và 5 giảm gồm giảm lượng giống gieo sạ, lượng phân bón (đạm), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), lượng nước và giảm thất thoát sau thu hoạch. Bên cạnh đó, kết hợp tưới nước theo phương pháp ngập khô xen kẽ trong canh tác lúa là cách mà nhiều nông dân tỉnh An Giang đang sử dụng.
Theo ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện tại và trong tương lai, nguồn nước ở hạ lưu các con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ít hơn; nguồn nước sẽ không đủ để cung cấp cho ruộng lúa trong suốt quá trình canh tác. Điều này, khiến xâm nhập mặn ngày một sâu hơn vào đất liền. Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang đã làm ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi,…
Trước tình hình này, bên cạnh việc theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, thực hiện cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, nạo vét kênh mương,…, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang cùng nông dân đã bắt tay vào ứng dụng nhiều biện pháp canh tác lúa thông minh và sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và góp phần bảo vệ môi trường.
Vụ Hè Thu năm 2017, ông Dương Văn Công Dũng, nông dân xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn tham gia thí điểm trồng 0,5ha lúa tiết kiệm nước kết hợp mô hình “1 phải 5 giảm” theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Kết quả cho thấy quản lý tốt sâu bệnh, tiết kiệm nguồn nước ngọt trước và sau khi thu hoạch lãi 6,3 triệu đồng, cao hơn so với canh tác theo lối cũ, ông Dũng nói.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó Trưởng khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, ngành nông nghiệp của Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, vì thế tiết kiệm nước rất quan trọng. “Nước không phải là tài nguyên vô tận như trước đây chúng ta vẫn nghĩ”, ông Đệ nói.
Theo ông Nguyễn Ngọc Đệ, cây lúa cần nhiều nước để duy trì sự sinh trưởng, phát triển nhưng không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng cần giữ cho lúa ngập trong nước. Ruộng lúa bị ngập nước quá lâu sẽ làm tăng lượng phát thải khí nhà kính, tạo điều kiện phát tán ốc bươu vàng, mầm bệnh và cỏ dại phát triển. Đặc biệt, còn gây lãng phí nguồn nước trước tình trạng hạn mặn đang đe dọa đến hoạt động sản xuất.
Xung quanh vấn đề này, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam và thế giới, cho biết, kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong sản xuất lúa cần được nhân rộng. Đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm nước tưới, hạn chế đổ ngã, nâng cao năng suất và sản lượng lúa. Nông dân chỉ cần nắm vững cách quản lý nước theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, biết cách sử dụng ống đo mực nước là có thể làm được.
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, canh tác lúa để ruộng khô xen lẫn ngập nước một cách hợp lý, có thể giảm lượng khí phát thải nhà kính 20 - 30% so với để ngập nước liên tục. Sự giảm này có giá trị rất lớn vì sản xuất lúa gạo đang phát thải khí metan chiếm đến 15 - 25% lượng khí metan toàn cầu.
Giải pháp tiếp theo là giảm lượng phân đạm vô cơ, để giảm phát thải oxit nitơ (N2O). Phân đạm vô cơ được thay bằng phân bón hữu cơ, cũng có nghĩa sử dụng triệt để rơm rạ để làm phân bón. Việc này đem lại lợi ích kép, vì không còn tình trạng đốt rơm rạ nên cũng giảm phát thải khí cacbonic (CO2).
Chính vì vậy, “việc canh tác lúa áp dụng kỹ thuật lúa tiết kiệm nước kết hợp với mô hình “1 phải 5 giảm” sẽ là hướng đi bền vững, thân thiện với môi trường cho ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần mở rộng các mô hình trình diễn, hỗ trợ người nông dân trong việc trang bằng mặt ruộng, có chính sách hỗ trợ phát triển kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước kết hợp trong “1 phải 5 giảm” tại các cánh đồng lớn như vậy tính hiệu quả của mô hình sẽ cao hơn”, Giáo sư Võ Tòng Xuân khuyến cáo.
Theo ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện tại và trong tương lai, nguồn nước ở hạ lưu các con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng ít hơn; nguồn nước sẽ không đủ để cung cấp cho ruộng lúa trong suốt quá trình canh tác. Điều này, khiến xâm nhập mặn ngày một sâu hơn vào đất liền. Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang đã làm ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi,…
Chăm sóc lúa trên cánh đồng lúa một giống tại xã Ia Yeng. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN |
Trước tình hình này, bên cạnh việc theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, thực hiện cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, nạo vét kênh mương,…, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang cùng nông dân đã bắt tay vào ứng dụng nhiều biện pháp canh tác lúa thông minh và sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và góp phần bảo vệ môi trường.
Vụ Hè Thu năm 2017, ông Dương Văn Công Dũng, nông dân xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn tham gia thí điểm trồng 0,5ha lúa tiết kiệm nước kết hợp mô hình “1 phải 5 giảm” theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Kết quả cho thấy quản lý tốt sâu bệnh, tiết kiệm nguồn nước ngọt trước và sau khi thu hoạch lãi 6,3 triệu đồng, cao hơn so với canh tác theo lối cũ, ông Dũng nói.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó Trưởng khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, ngành nông nghiệp của Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, vì thế tiết kiệm nước rất quan trọng. “Nước không phải là tài nguyên vô tận như trước đây chúng ta vẫn nghĩ”, ông Đệ nói.
Theo ông Nguyễn Ngọc Đệ, cây lúa cần nhiều nước để duy trì sự sinh trưởng, phát triển nhưng không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng cần giữ cho lúa ngập trong nước. Ruộng lúa bị ngập nước quá lâu sẽ làm tăng lượng phát thải khí nhà kính, tạo điều kiện phát tán ốc bươu vàng, mầm bệnh và cỏ dại phát triển. Đặc biệt, còn gây lãng phí nguồn nước trước tình trạng hạn mặn đang đe dọa đến hoạt động sản xuất.
Xung quanh vấn đề này, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam và thế giới, cho biết, kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong sản xuất lúa cần được nhân rộng. Đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm nước tưới, hạn chế đổ ngã, nâng cao năng suất và sản lượng lúa. Nông dân chỉ cần nắm vững cách quản lý nước theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, biết cách sử dụng ống đo mực nước là có thể làm được.
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, canh tác lúa để ruộng khô xen lẫn ngập nước một cách hợp lý, có thể giảm lượng khí phát thải nhà kính 20 - 30% so với để ngập nước liên tục. Sự giảm này có giá trị rất lớn vì sản xuất lúa gạo đang phát thải khí metan chiếm đến 15 - 25% lượng khí metan toàn cầu.
Giải pháp tiếp theo là giảm lượng phân đạm vô cơ, để giảm phát thải oxit nitơ (N2O). Phân đạm vô cơ được thay bằng phân bón hữu cơ, cũng có nghĩa sử dụng triệt để rơm rạ để làm phân bón. Việc này đem lại lợi ích kép, vì không còn tình trạng đốt rơm rạ nên cũng giảm phát thải khí cacbonic (CO2).
Chính vì vậy, “việc canh tác lúa áp dụng kỹ thuật lúa tiết kiệm nước kết hợp với mô hình “1 phải 5 giảm” sẽ là hướng đi bền vững, thân thiện với môi trường cho ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần mở rộng các mô hình trình diễn, hỗ trợ người nông dân trong việc trang bằng mặt ruộng, có chính sách hỗ trợ phát triển kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước kết hợp trong “1 phải 5 giảm” tại các cánh đồng lớn như vậy tính hiệu quả của mô hình sẽ cao hơn”, Giáo sư Võ Tòng Xuân khuyến cáo.
Công Mạo