Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, Tiền Giang phát triển tiềm năng và thế mạnh ngành hàng trồng rau màu thực phẩm theo hướng quy hoạch các vùng sản xuất tập trung cho sản lượng hàng hóa lớn, phát triển kinh tế hợp tác trên lĩnh vực trồng rau màu, tập hợp nông dân và liên kết theo mô hình chuỗi giá trị, giải quyết đầu ra cho nông sản đồng thời với chuyển giao khoa học công nghệ giúp tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa cũng như nhân rộng các mô hình trồng rau màu hiệu quả trong nông dân.
Nắng nóng gay gắt kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho cây trồng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù ở Cần Thơ, nguồn nước tưới tiêu cho các cánh đồng lúa mùa khô năm nay không bị ảnh hưởng mặn, không khô kiệt như các tỉnh khác nhưng ở các cánh đồng, nông dân vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác lúa "tưới ngập khô xen kẽ". Từ đó, giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm chi phí sản xuất lúa cho nông dân.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có trên 75% cơ giới hóa khâu bơm tưới trên hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các hộ nông dân áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn như: hệ thống tưới phun tự động, bán tự động và tưới nhỏ giọt được gần 25 nghìn ha. Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giúp tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng/ha/năm.
Ngày 22/12, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Ngày 25/6, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp với Cơ quan phát triển Israel MASHAV và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về chủ đề “Tưới nhỏ giọt, lọc nước và quản lí nước”. Đây là hội thảo thứ hai trong khuôn khổ chuỗi hoạt động giới thiệu công nghệ nước, tưới tiêu, quản lí nguồn nước dành cho các cơ quan quản lí nước và giới nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các hộ nông dân áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn như: hệ thống tưới phun tự động, bán tự động và tưới nhỏ giọt năm 2020 được gần 25 nghìn ha; trong đó, tưới phun cục bộ nhiều nhất hơn 24 nghìn ha, còn lại là tưới nhỏ giọt và tưới tiết kiệm trong nhà lưới, nhà kính.
Nhằm ứng phó với tình hình khô hạn, thiếu nước ngọt trong mùa khô hiện nay, ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ đã khuyến cao, vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, canh tác, sử dụng các loại cây trồng sử dụng ít nước tưới thay dần cho cây lúa, vừa tiết kiệm được lượng nước sử dụng vừa tăng thu nhập cho bà con.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn vùng Nam bộ có kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất lúa với 126.333 ha; trong đó: vùng Đồng bằng sông Cửu Long 124.526 ha, vùng Đông Nam bộ 1.807 ha.
Ban Quản lý Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) tỉnh Đắk Nông đang hỗ trợ nông dân nhiều địa phương trong tỉnh lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, trong bối cảnh khô hạn ngày càng gay gắt.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Tỉnh An Giang đang áp dụng kỹ thuật trồng lúa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày một gay gắt, nhất là trong tình hình hạn hán và xâm nhập mặn như hiện nay.
“Hãy tiết kiệm nước nông nghiệp cho nông dân sông Mê Công” là chủ đề và cũng là khuyến cáo mà các nhà khoa học nêu ra tại cuộc hội thảo quốc tế ngày 16/3, do trường Đại học Cần Thơ và Học viện Hoàng gia Campuchia phối hợp tổ chức tại thủ đô Phnom Penh.