Tập tản văn “Sài Gòn thương còn hổng hết” gồm 188 trang, tập trung vào 4 chủ đề chính: “Người trong thành phố”, “Phố trong mắt ai”, “Bình dị Sài Gòn” và “Mảnh ghép kỷ niệm”. Bằng lời văn bình dị đậm chất Nam Bộ, “Sài Gòn thương còn hổng hết” đã thu hút nhiều bạn đọc.
Nội dung cuốn sách là những câu chuyện đời thường, những hình ảnh quen thuộc của con người đang sinh sống tại vùng đất Sài Gòn: người già cô đơn, bác xe ôm, chàng trai bán xôi, người giao hàng, công nhân vệ sinh, … Với giọng văn tự sự nhẹ nhàng và đầy cảm xúc của tác giả, những câu chuyện được kể một cách dung dị nhưng đâu đó lại thấp thoáng một phần cuộc sống mình khiến ta nhìn lại bản thân và có chút nghẹn ngào.
Nhà văn Hoàng My - tác giả “Sài Gòn thương còn hổng hết”, tâm sự: Chị quê ở Bạc Liêu, lên Sài Gòn vào một dịp nghỉ hè từ năm 1997 và đây là quê ngoại - một vùng quê gởi gắm nhiều kỷ niệm trong cuộc đời của tác giả. Qua tản văn “Sài Gòn thương còn hổng hết”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự trân quí tình người, tình cảm giản đơn của những người không họ hàng ruột thịt giữa phố thị xô bồ.
Theo Fahasa, cuốn sách là những câu chuyện đời thường về con người sống ở Sài Gòn, hoài niệm ký ức về tuổi trẻ sinh sống ở Sài Gòn qua đó thể hiện tình yêu, nỗi nhớ với thành phố và những con người đang sống nơi đây. Chỉ ở Sài Gòn thương còn hổng hết, bạn mới cảm nhận được một thành phố vô cùng nồng nàn, sống động với những “Chuyện qua đường”, “Chuyện ngoài sân”, “Người ngang qua ngõ” hay “Vội vàng thêm những lúc yêu người”... Trong cuộc sống bộn bề, người ta dễ bỏ, mau quên những thứ không tuổi, chẳng tên, lặp lại mỗi ngày giữa đô thành nhộn nhịp. Mấy ai nhớ lặng im quan sát, trăn trở, yêu thương lẫn ưu tư vào những thứ rất thân quen bắt gặp mỗi ngày...
Nhà văn Hoàng My tại buổi ra mắt sách |
Nội dung cuốn sách là những câu chuyện đời thường, những hình ảnh quen thuộc của con người đang sinh sống tại vùng đất Sài Gòn: người già cô đơn, bác xe ôm, chàng trai bán xôi, người giao hàng, công nhân vệ sinh, … Với giọng văn tự sự nhẹ nhàng và đầy cảm xúc của tác giả, những câu chuyện được kể một cách dung dị nhưng đâu đó lại thấp thoáng một phần cuộc sống mình khiến ta nhìn lại bản thân và có chút nghẹn ngào.
Nhà văn Hoàng My - tác giả “Sài Gòn thương còn hổng hết”, tâm sự: Chị quê ở Bạc Liêu, lên Sài Gòn vào một dịp nghỉ hè từ năm 1997 và đây là quê ngoại - một vùng quê gởi gắm nhiều kỷ niệm trong cuộc đời của tác giả. Qua tản văn “Sài Gòn thương còn hổng hết”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự trân quí tình người, tình cảm giản đơn của những người không họ hàng ruột thịt giữa phố thị xô bồ.
Theo Fahasa, cuốn sách là những câu chuyện đời thường về con người sống ở Sài Gòn, hoài niệm ký ức về tuổi trẻ sinh sống ở Sài Gòn qua đó thể hiện tình yêu, nỗi nhớ với thành phố và những con người đang sống nơi đây. Chỉ ở Sài Gòn thương còn hổng hết, bạn mới cảm nhận được một thành phố vô cùng nồng nàn, sống động với những “Chuyện qua đường”, “Chuyện ngoài sân”, “Người ngang qua ngõ” hay “Vội vàng thêm những lúc yêu người”... Trong cuộc sống bộn bề, người ta dễ bỏ, mau quên những thứ không tuổi, chẳng tên, lặp lại mỗi ngày giữa đô thành nhộn nhịp. Mấy ai nhớ lặng im quan sát, trăn trở, yêu thương lẫn ưu tư vào những thứ rất thân quen bắt gặp mỗi ngày...
Một câu chuyện trong tản văn “Sài Gòn thương còn hổng hết” |
“Sài Gòn thương còn hổng hết” hiện đứng trong top 100 sản phẩm truyện ngắn - tản văn bán chạy của tháng trên Fahasa.com.
Nhà văn Hoàng My sinh năm 1978 tại tỉnh Bạc Liêu, hiện đang sống tại Sài Gòn, làm việc trong ngành Viễn thông, là hội viên Hội nhà văn TP.HCM, được biết đến với các tác phẩm “Vì em là đàn bà” (2011), “Chỉ tình yêu là đủ” (2013), “Sau Chủ nhật là thứ Hai” (2013), “Đàn bà @” (2015)… |
Tin, ảnh: Yến Thanh (DT&MN/TTXVN)
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN