Vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có diện tích gần 20.000 ha, là nơi cung ứng hàng nghìn tấn rau củ quả các loại để phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; trong đó, một số loại khoai lấy củ như: gừng, khoai môn, khoai từ, khoai mỡ mộng linh được hàng trăm nông dân chọn trồng, vì có thị trường đầu ra và giá cả ổn định.
Những ngày đầu năm học mới 2023 - 2024, chúng tôi tìm đến chùa Cỏ Khía cũ ở ấp Hòa Lễ, xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang gặp ông Danh Nghe - người đã hơn 23 năm qua tâm huyết, tận tụy dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc.
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ đêm 28 đến trưa 31/7, khu vực tỉnh Kiên Giang xảy ra mưa lớn, dông, lốc làm bị thương 13 người ở 3 huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng; gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân, ước tính ban đầu hơn 8,5 tỷ đồng.
Ngày 26/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc, phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ban Liên lạc Cựu tù binh Phú Quốc - Việt Nam tổ chức kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc.
Thời gian qua, quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, huyện về đường giao thông quanh đảo, bến cập tàu, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc... Bên cạnh đó, nhờ sự thống nhất, đồng lòng của cả hệ thống chính trị về phát triển du lịch địa phương, diện mạo từng xã trong Khu du lịch quần đảo Nam Du ngày càng khởi sắc và du lịch có chiều hướng phát triển mạnh.
Giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn; trong đó phòng, chống sạt lở bờ biển 18 công trình, bờ sông 182 công trình, với tổng nhu cầu vốn hơn 17.400 tỷ đồng.
Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Thạnh Tây nằm trên địa bàn vùng sâu huyện nông thôn mới Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Ngôi trường này trở điểm sáng về chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh khi nhiều năm liền 100% học sinh lớp 12 của trường đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Ngày 4/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, tỉnh Kiên Giang gặp nhiều những bất cập và tác động, ảnh hưởng của quyết định này trong triển khai chính sách dân tộc trên địa bàn.
Đến nay, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang có 7/7 xã đạt nông thôn mới và hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg, ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Vĩnh Thuận đang đề nghị Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm tra và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Ngày 23/10, nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Sơn, Phòng Động vật học có xương sống, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, trong khuôn khổ của Đề tài thuộc Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã kết hợp với các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Trường Đại học Nông nghiệp và thú y Obihiro, Đại học Tokyo (Nhật Bản) thu thập được mẫu vật của phân loài Sóc mới ở đảo Hòn Nghệ, một đảo ven bờ miền Nam Việt Nam, thuộc xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Ngày 1/10, nhân Lễ Sene Dolta năm 2021 của người Khmer, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Kiên Giang đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh, các vị chức sắc, gia đình chính sách là đồng bào Khmer tại chùa Cà Nhung, xã Định Hòa, huyện Gò Quao.
Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có khí hậu phù hợp và nguồn nước ngọt dồi dào từ sông Cái Bé, rất thuận lợi cho hồ tiêu phát triển. Thời gian qua, các hợp tác xã trồng hồ tiêu ở Giồng Riềng đã và đang từng bước áp dụng quy trình sản xuất nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giúp sản phẩm hồ tiêu vừa tăng năng suất, chất lượng ổn định, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Mô hình nuôi bò thịt ở xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang được hỗ trợ từ nguồn vốn vay 300 triệu đồng của Quỹ Hỗ trợ nông dân - Trung ương Hội Nông dân đã mở ra một hướng phát triển kinh tế bền vững cho bà con, kết hợp với những điều kiện thuận lợi sẵn có của địa phương.
Người dân ở các phum sóc thuộc xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đang phấn khởi chuẩn bị đón Tết Độc lập 2/9. Bởi sau nhiều năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, với nguồn vốn của Nhà nước, tỉnh, các "mạnh thường quân" và đóng góp của nhân dân để làm đường, bắc cầu, xóa nhà tạm... xã vùng sâu Định Hòa, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer đang ngày một khởi sắc.
Mặc dù cả nước đang lao đao bởi dịch tả lợn châu Phi nhưng gia đình ông Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Thạnh Tây A, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang nuôi lợn rừng vẫn an toàn không hề xảy ra dịch bệnh và cho thu nhập đều đều.
Ông Tô Hà Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành (Kiên Giang) cho biết, Châu Thành hiện có trên 37.400 hộ, trong đó dân tộc Khmer chiếm 31,2%. Công tác dân tộc, chính sách dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp quan tâm thực hiện. Từ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc, vùng dân tộc thiểu số.
Trong hai ngày (13-14/4), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thăm, làm việc tại tỉnh Kiên Giang, về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh đến nay, trọng tâm là năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019; phương hướng nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ. Tham gia Đoàn có nhiều đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú Hà Tiên được thành lập và đi vào hoạt động từ năm học 1997-1998. Đây là ngôi trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số của 3 huyện, thành phố của tỉnh Kiên Giang gồm: Thành phố Hà Tiên, các huyện Kiên Lương và Giang Thành.
Tỉnh Kiên Giang thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cao điểm là đợt tuyên truyền sâu rộng Tháng Hành động "vì an toàn thực phẩm" diễn ra từ 15/4 - 15/5.
Những năm qua, trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường; chất lượng giáo dục của trường đã được nâng lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99%, đỗ đại học và cao đẳng đạt 75%.