Thực trạng an toàn thực phẩm ở Hà Nội

Thực trạng an toàn thực phẩm ở Hà Nội
Tất cả những thức ăn đường phố này từ lâu đã trở thành một phần của đời sống người dân Hà Nội, luôn được thực khách yêu thích không chỉ bởi hương vị của món ăn mà còn vì sự tiện lợi, giá cả phải chăng. Thế nhưng những thức ăn đường phố này có đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hay không thì không ai dám khẳng định chắc chắn.
 
Thực trạng an toàn thực phẩm ở Hà Nội ảnh 1
Nem chua rán là món quà vặt ở Hà Nội. 

Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay, được bán rong trên đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng như bến xe, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội hoặc ở những nơi tương tự. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 26.609 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó đa số là cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn chín và 5.218 cơ sở thức ăn đường phố. Bên cạnh sự tiện lợi, giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân thì dịch vụ này còn tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận xã hội, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng và mất mỹ quan đô thị.
Phở là món ăn quen thuộc ở Hà Nội.
 Phở là món ăn quen thuộc ở Hà Nội. 

Trong năm 2016, số vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố chiếm 3,2 – 5% tổng số vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn toàn quốc. Hiện trạng này rất khó có thể kiểm soát được một cách triệt để, nguyên nhân là do tính thiếu tự giác, việc làm ăn gian dối của một số cơ sở kinh doanh cũng như sự dễ dãi với nguy cơ mất an toàn thực phẩm của người tiêu dùng. Chính sự dễ dãi của người tiêu dùng đã gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác quản lý. Mặt khác, những cơ sở trên thường hoạt động ngoài giờ hành chính, cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát triệt để.

Theo ông Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Giám sát ngộ độc (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế), việc kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng rất được ưa chuộng do có thể lựa chọn nhanh, đa dạng, nhiều chủng loại, giá cả hợp lý. Loại hình kinh doanh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng hiệu lực quản lý thức ăn đường phố của các cấp còn chưa thường xuyên, chưa cao.

Phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là địa bàn đông dân cư lại thường xuyên tập trung nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và ẩm thực, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố rất phát triển. Hiện nay trên địa bàn phường có 128 cơ sở kinh doanh thực phẩm, hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách nước ngoài đến lưu trú và du lịch.

“Làm thế nào quản lý được chất lượng các đồ ăn, thức uống bày bán trên đường phố luôn là câu hỏi làm đau đầu các cơ quan chủ quản trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Thức ăn đường phố bày bán ở mọi nơi, mọi lúc, thường xuyên thay đổi chủ kinh doanh nên các cơ quan chức năng khó kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ được. Cũng vì vậy, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và lương tâm của người bán hàng” - ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Buồm chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Quyết Thắng, cách hay nhất và có tính khả thi cao nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố là tuyên truyền, vận động người bán hàng tự giác tuân thủ chặt chẽ các quy trình từ khâu lựa chọn, chuẩn bị nguyên liệu đến quá trình chế biến và bày bán trên phố sao cho hợp vệ sinh, góp phần giữ gìn sức khỏe khách hàng.

Từ nhận thức đó, thời gian qua, UBND phường Hàng Buồm đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thuộc phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể trong phường đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân về đảm bảo thực phẩm. Bên cạnh đó, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, các điều kiện đảm bảo an toàn trong sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm, 10 nguyên tắc vàng về chế biến an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng...

Bên cạnh công tác tuyên truyền, phường Hàng Buồm thường xuyên nắm bắt thực tế tìm ra những tồn tại, hạn chế để đưa ra hướng giải quyết; kiểm tra, nhắc nhở, giám sát, tư vấn, hướng dẫn các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố, nhất là trên tuyến phố Hàng Buồm và các tuyến phố đi bộ trên địa bàn phường thực hiện đúng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm; kịp thời xử phạt các trường hợp vi phạm...

Ông Lâm Quốc Hùng cho biết thêm, việc quản lý thức ăn đường phố đã được chỉ rõ trong Luật An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu phải thực hiện đồng bộ giữa các địa phương, huy động các đoàn thể cùng tham gia. Hiện nay, Hà Nội là một trong địa phương chủ động triển khai các mô hình thí điểm an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố. Đây là mô hình triển khai hiệu quả được Bộ Y tế đánh giá cao cần rút kinh nghiệm để nhân rộng trên địa bàn./. (Còn tiếp)
Tuyết Mai

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết là giải pháp cốt lõi nhằm phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng bền vững. Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo Liên kết chuỗi chăn nuôi an toàn và kết nối tiêu thụ sản phẩm” do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Cục Chăn nuôi phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/10.
Thêm 33 đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn

Thêm 33 đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn

Ngày 15/8, Ban Quản lý Thực phẩm an toàn Thành phố Hồ Chí Minh trao chứng nhận "Chuỗi thực phẩm an toàn" cho 33 đơn vị thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op. Đây là hoạt động hưởng ứng kế hoạch "Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai thực hiện phương án quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh" năm 2018.
Siêu thị lên tiếng về việc kinh doanh thịt gà dai

Siêu thị lên tiếng về việc kinh doanh thịt gà dai

Trước thông tin sản phẩm gà dai không đầu, không nội tạng, ngoài việc được bán buôn phổ biến ở mạng lưới chợ truyền thống, vỉa hè, còn được kinh doanh ở kênh phân phối hiện đại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Một số hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã có thông tin chính thức liên quan đến hoạt động kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm... tới người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên điện thoại thông minh

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên điện thoại thông minh

Nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và dễ dàng thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời ứng dụng Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tổ chức họp báo công bố ứng dụng này vào chiều 21/6/2018.
Tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Long An

Tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Long An

Dự báo sau năm 2020, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Long An là 1.100 tấn/ngày, sau năm 2025 là 1.300 tấn/ngày. Trong khi lượng rác thải ngày càng tăng, “đầu ra” ngày càng khó khăn sẽ tạo áp lực rất lớn đối với tỉnh Long An. Do đó, cần có những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài để giải quyết bài toán này.
Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng, thành phố cần đẩy mạnh các giải pháp hoàn thành 16 chỉ tiêu của chương trình giảm ô nhiễm môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đây là nội dung chính được đưa ra tại Hội nghị sơ kết thực hiện các chỉ tiêu chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 18/5.
Phụ nữ Đồng Nai nói không với “rau hai luống, lợn hai chuồng”

Phụ nữ Đồng Nai nói không với “rau hai luống, lợn hai chuồng”

“Không trồng rau hai luống, không nuôi lợn hai chuồng” là mục tiêu được phụ nữ tỉnh Đồng Nai đặt ra tại buổi tọa đàm về nhận thức và hành động của phụ nữ trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tọa đàm do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai tổ chức, ngày 16/5.
Thành phố Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước mùa mưa

Thành phố Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước mùa mưa

Mỗi khi có mưa lớn, người dân Thành phố Hồ Chí Minh lại phải đối diện với tình trạng ngập nước ở nhiều nơi. Với việc nhiều công trình chống ngập nước chậm tiến độ, mùa mưa năm 2018 tình trạng ngập nước sẽ tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố.
Biến bãi rác ô nhiễm thành vườn cây công nghệ cao

Biến bãi rác ô nhiễm thành vườn cây công nghệ cao

Từ một bãi chôn lấp rác, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) đã được cải tạo trở thành một khuôn viên cây xanh cùng nhiều cây ăn trái công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế.
Phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả vi phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả vi phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 08/5/2018, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do bà Nguyễn Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn kiểm tra đã phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả có dấu hiệu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn

Là một thành phố đông dân cư, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn, nhất là tại các chợ đầu mối. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại buổi khảo sát và làm việc tại Chợ đầu mối nông sản Bình Điền (Thành phố Hồ Chí Minh) vào rạng sáng nay, 06/5/2018.
Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong quản lý và xử lý chất thải

Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong quản lý và xử lý chất thải

Chiều 2/5, tại buổi làm việc của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với Thành phố Hồ Chí Minh về công tác quản lý chất thải sinh hoạt và xử lý chất thải chăn nuôi, các đại biểu đều nhận định Thành phố Chí Minh là đơn vị đi đầu cả nước trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là quản lý và xử lý chất thải.
Thành phố Hồ Chí Minh: Xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh: Xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường

Rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại cần được xử lý triệt để nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ hiện đại ở các nhà máy xử lý rác thải y tế và công nghiệp nguy hại, đảm bảo công suất xử lý toàn bộ khối lượng rác nguy hại thải ra hàng ngày trên địa bàn.
Nhiều hoạt động nâng cao ý thức về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Nhiều hoạt động nâng cao ý thức về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Ngày 22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Việt Nam sạch và xanh phối hợp với Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện Ngày Trái đất 2018 chủ đề "Sống có trách nhiệm: Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa" với sự tham gia của gần 2.000 tình nguyện viên.
Xây dựng chuỗi quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng hội nhập

Xây dựng chuỗi quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng hội nhập

Hiện nay, phần lớn các nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm trên thị trường thương mại tự do và hội nhập quốc tế; trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa xây dựng được năng lực dựa trên tiếp cận rủi ro và kết quả thực hiện đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm. 
Phản biện, hoàn thiện đề án điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phản biện, hoàn thiện đề án điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm ghi nhận ý kiến phản biện của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, các cơ sở kinh doanh và nhà khoa học về tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ngày 01/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị phản biện đối với dự thảo Đề án điều chỉnh tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo gia tăng viêm tụy cấp do thói quen ăn uống

Cảnh báo gia tăng viêm tụy cấp do thói quen ăn uống

Liên tục trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị 30 trường hợp viêm tụy cấp (cao gấp 6 lần bình thường), nguyên nhân là do thói quen ăn uống. 
Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Nam Bộ (Bài 1)

Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Nam Bộ (Bài 1)

Các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đang chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu. Trong đó, biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh có tác động qua lại về phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh trong khu vực; đồng thời chịu ảnh hưởng của quá trình di dân từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do hậu quả biến đổi khí hậu.
Quảng Ninh tăng cường kiểm soát sản xuất rượu thủ công

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát sản xuất rượu thủ công

Quảng Ninh là một địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như: rượu ba kích, rượu nếp cái hoa vàng, rượu bâu của người Dao Bằng Cả, rượu mơ của vùng non thiêng Yên Tử... Tuy nhiên, Quảng Ninh không có một cơ sở nào sản xuất rượu công nghiệp và trong số 1.767 cơ sở sản xuất rượu thủ công chỉ có 24 cơ sở (chiếm 1,35%) được cấp giấy phép sản xuất theo quy định. Kiểm soát việc sản xuất rượu thủ công trở thành một vấn đề nóng, khiến các nhà quản lý của tỉnh Quảng Ninh lo ngại về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.