Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: Đắk Lắk xác định 4 trụ cột tăng trưởng

Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: Đắk Lắk xác định 4 trụ cột tăng trưởng

Triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động của tỉnh, cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, là căn cứ để các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra.

Xác định 4 trụ cột tăng trưởng

Để tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên, ngày 6/10/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 23-NQ/TW về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; phấn đấu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa Tây Nguyên thành vùng phát triển bền vững, có kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước theo mục tiêu đề ra.

Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: Đắk Lắk xác định 4 trụ cột tăng trưởng ảnh 1Một góc trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Ông Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, tiếp thu các quan điểm của Nghị quyết 23-NQ/TW, tại dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 trình Thủ tướng Chính phủ, tỉnh xác định quan điểm phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững, toàn diện dựa trên 4 trụ cột tăng trưởng: Phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, sản xuất lớn; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn; kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi; dịch vụ-logistics-du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số.

Sự phát triển của các trụ cột tăng trưởng sẽ tạo nền tảng cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế đột phá theo chiều sâu, tạo sự phát triển lan tỏa thúc đẩy các ngành dịch vụ hiện đại, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển có chất lượng cao như khoa học-công nghệ, thương mại, giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội. Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên với không gian xanh, hiện đại, văn minh, bản sắc, cửa ngõ vùng Tây Nguyên hội nhập với khu vực và quốc tế. Người dân được thụ hưởng đời sống với dịch vụ xã hội tốt, môi trường được đảm bảo, cơ hội việc làm, thu nhập cao.

Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: Đắk Lắk xác định 4 trụ cột tăng trưởng ảnh 2 Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ổn định, bền vững. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Theo lãnh đạo Tỉnh ủy Đắk Lắk, tỉnh đang tập trung huy động tối đa nguồn lực để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tích hợp, đồng bộ, hiện đại, tạo sự liên thông giữa các vùng kinh tế động lực; tạo thuận lợi để mở rộng cơ hội thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỉnh chú trọng đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm để thúc đẩy liên kết vùng, đặc biệt là đường vành đai phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, đường cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Trung tâm Thể thao khu vực Tây Nguyên, nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại Cửa khẩu Đắk Ruê. Cùng với đó là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ logistics; phát triển mạng lưới đô thị mà trước hết là ưu tiên nguồn lực xây dựng hoàn thiện các công trình chức năng cấp vùng tại thành phố Buôn Ma Thuột. Tỉnh tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết 72/2022/QH15 của Quốc hội về “Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”, qua đó, tạo động lực phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, giúp thành phố Buôn Ma Thuột tạo được bước đột phá mạnh mẽ trong thời gian tới.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Y Biêr Niê cho biết, phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn là trụ cột rất quan trọng để địa phương đạt được mục tiêu tăng trưởng. Đắk Lắk tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững trên cơ sở đổi mới phương thức từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả, quy mô lớn, hữu cơ quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, tài nguyên rừng; tăng tỷ trọng nông nghiệp số trong nền kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao đối với các vùng chuyên canh, quy mô lớn, xây dựng thương hiệu, chất lượng hàng hóa nông sản cho từng vùng chỉ dẫn địa lý đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung phát triển sản phẩm nông, lâm sản lợi thế, quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, ca cao. Tỉnh phấn đấu tăng trưởng của ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân 4,5%/năm; giai đoạn 2026-2030 tăng 5,2%/năm.

Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: Đắk Lắk xác định 4 trụ cột tăng trưởng ảnh 3Người dân Buôn Ma Thuột trồng cà phê hữu cơ có chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Đối với lâm nghiệp, Đắk Lắk thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, thực hiện phục hồi rừng tự nhiên bằng giải pháp phù hợp; nâng cao giá trị sản xuất của lâm nghiệp thông qua việc chuyển hóa rừng gỗ lớn, “tự nhiên hóa” rừng trồng, đa dạng hóa các loại cây trồng, kết hợp phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu dưới tán rừng; khuyến khích chủ rừng trồng rừng theo mô hình quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng, phát triển theo hướng chuỗi giá trị...

Đắk Lắk xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn là trụ cột để thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới. Theo đó, tỉnh tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ mới, tiên tiến có giá trị gắn với vùng nguyên liệu và có dư địa phát triển, phát huy tối đa sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Giai đoạn đến năm 2030, Đắk Lắk tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: Chế biến nông lâm sản; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; cơ khí thiết bị phục vụ nông nghiệp; tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày, từng bước thu hút, chuyển dịch sang các khâu có giá trị gia tăng cao hơn. Tỉnh phấn đấu tăng trưởng công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030 tăng bình quân 20%/năm; trong đó tập trung phát triển 3 nhóm ngành chính gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất phân phối điện; sản xuất và cung cấp nước.

Theo lãnh đạo Tỉnh ủy Đắk Lắk, phát triển kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi là trụ cột thứ ba tỉnh tập trung đầu tư phát triển. Tỉnh đang triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030; phát huy chức năng của từng đô thị là động lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và toàn vùng; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch đô thị, thực hiện rà soát, điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố Buôn Ma Thuột trong quá trình thực hiện quy hoạch chung thành phố. Đắk Lắk tăng cường nguồn lực phát triển đô thị; đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh.

Đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 16 đô thị (gồm 1 đô thị loại I, 6 đô thị loại IV, 9 đô thị loại V); phấn đấu đến năm 2025 tỉnh Đắk Lắk có 21 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 35%; diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 27,75m2 sàn/người (nhà ở đô thị bình quân đạt 32m2 sàn/người).

Tỉnh đang ưu tiên đầu tư, xây dựng, hình thành một số đô thị động lực, gắn với phát triển đô thị thông minh, trong đó xây dựng, nâng cấp thị xã Buôn Hồ thành đô thị loại III vào năm 2025; xây dựng, từng bước đảm bảo điều kiện để huyện Ea Kar trở thành thị xã trước năm 2025 với chức năng trở thành đô thị tiểu vùng phía Đông của tỉnh; nâng cấp một số xã thành đô thị loại V như xã Ea Na (huyện Krông Ana), Trung Hòa (huyện Cư Kuin), Phú Xuân (Krông Năng) và các đô thị khác theo quy hoạch vùng của tỉnh; xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại Cửa khẩu Đắk Ruê và phát triển hạ tầng thương mại biên giới. Nhiều công trình kết cấu trọng điểm đang được triển khai như: Đường Đông-Tây, Hồ thủy lợi Ea Tam, Hồ Ea Kao; các công trình hạ tầng đô thị, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải... Bên cạnh phát triển mạng lưới, hạ tầng đô thị, Đắk Lắk tập trung phát triển hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị: Đắk Lắk xác định 4 trụ cột tăng trưởng ảnh 4Đường chánh Tây thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk theo trục Bắc – Nam kết nối Đắk Lắk với các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Thời gian tới, Đắk Lắk tập trung phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, logistics dựa trên nền tảng số theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với phát triển nông nghiệp, hệ thống logistics thông minh và kinh tế cửa khẩu (sau khi Cửa khẩu Đắk Ruê được đầu tư và đi vào hoạt động). Tỉnh tập trung hình thành một số trung tâm logistics, ICD tại thành phố Buôn Ma Thuột, Krông Pắc, Ea H’Leo, Ea Kar, Krông Búk; xây dựng mối liên kết phát triển logistics với các cảng biển miền Trung; tăng cường kết nối cửa khẩu đường bộ, hàng không với mạng lưới đường bộ để phát triển đa dạng các dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2030, thành phố Buôn Ma Thuột trở thành địa bàn trung tâm xuất, nhập khẩu nông sản quy mô lớn, tham gia sâu vào chuỗi, mạng lưới phân phối hàng hóa nông sản quốc tế.

Về du lịch, Đắk Lắk tập trung thu hút nhà đầu tư đầu tư lớn vào các cụm du lịch trọng điểm ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Buôn Đôn, Lắk...; đầu tư phát triển khu, điểm du lịch cao cấp mang tầm quốc gia, khu vực; nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh vùng Tây Nguyên, vùng phụ cận, nhất là Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh gắn với tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

Anh Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tối 9/4, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Chương trình Tết Quân - Dân và Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer năm 2025. Chương trình diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ 37 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.