Sôi động cả ngày lẫn đêm
Dạo một vòng phố cổ Hà Nội dễ dàng nhận thấy có rất đông du khách, nhất là khách nước ngoài tản bộ, mua sắm, tham quan. Nhiều di tích, điểm mua sắm trong khu phố cổ như: Nhà cổ 87 Mã Mây, đình Kim Ngân, đền Quán Đế, chợ Đồng Xuân… là điểm dừng chân lý tưởng của du khách. Hơn nữa, khu vực này tập trung nhiều khách sạn nhỏ, được khách nước ngoài chọn để lưu trú, thuận lợi trong việc tham quan, trải nghiệm phố cổ.
Bà Josiane, một du khách đến từ Pháp chia sẻ: Trong thời gian tham quan Hà Nội, bà đã khám phá rất nhiều nơi ở khu phố cổ Hà Nội và thấy rằng phố cổ rất đẹp, con người thân thiện. Không chỉ riêng bà mà nhiều người trong đoàn du khách đi cùng bà cũng đánh giá như vậy.
Tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân kết nối với 6 tuyến phố đi bộ trong khu bảo tồn cấp 1 di tích phố cổ được coi là điểm nhấn cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm. Cũng để tạo thuận lợi cho du khách tham quan phố cổ, quận Hoàn Kiếm đã đưa vào sử dụng phương tiện vận chuyển khách bằng ô tô điện chạy qua 28 tuyến phố, trong đó có cả khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. 14 lễ hội truyền thống tại phố cổ Hà Nội được khôi phục vừa giữ gìn bản sắc truyền thống tại phố cổ, vừa tạo thêm điểm nhấn văn hóa phục vụ khách tham quan. Những năm gần đây, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật khu vực tuyến phố đi bộ vào các tối cuối tuần kết hợp cả âm nhạc truyền thống và nhạc đương đại.
Bà Trần Thúy Lan, Phó ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Từ khi triển khai hoạt động này, 6 điểm biểu diễn trong khu phố cổ Hà Nội đều kín lịch diễn, có những nhóm nhạc Ban quản lý phải mời nhưng cũng có nhóm nhạc tự nguyện đăng ký biểu diễn. Dù là âm nhạc truyền thống hay đương đại thì mỗi buổi biểu diễn đều thu hút rất đông khách đến xem.
Phố cổ Hà Nội là một di tích sống, với dân số trên 10 vạn người, lại là nơi có hoạt động kinh doanh sôi động nhất Thủ đô nên khu vực này không chỉ phát triển hoạt động du lịch mà còn phát triển cả về thương mại. Đây cũng là yếu tố để thu hút khách đến với phố cổ Hà Nội. Thế nhưng, dù là nơi hấp dẫn đối với du lịch, lượng khách đến với phố cổ Hà Nội tương đối đông song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế nơi này.
Tạo những bước chuyển mới
Xác định khu phố cổ Hà Nội cùng với hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm đến được ưu tiên đầu tư nâng cấp sản phẩm du lịch, ngành du lịch Thủ đô sẽ tập trung thu hút, đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa.
Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, ngành du lịch mong muốn khu vực này có thêm những sản phẩm du lịch mới như chuỗi phố hàng, phố nghề với các cửa hàng, cửa hiệu dành cho khách du lịch, tiếp đến là khai thác di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các loại hình nghệ thuật, sắp xếp các tour du lịch ban ngày, ban đêm thành sản phẩm du lịch cụ thể gắn với các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng xác định phát triển mạnh du lịch, ưu tiên đầu tư cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch dịch vụ hoàn chỉnh, chất lượng cao khu vực phố cổ Hà Nội và hồ Hoàn Kiếm là một trong các khâu đột phá. Giá trị lịch sử văn hóa khu phố cổ tiếp tục được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị, đồng thời quận phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch gắn liền với quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu phố cổ.
Ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm khẳng định, quận tiếp tục tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian và đương đại, triển khai các dự án khôi phục phố nghề, đình thờ tổ nghề, xây dựng phương án hỗ trợ một số gia đình trình diễn sản xuất, bán hàng thủ công cho du khách. Quận cũng sẽ tổ chức thêm các điểm mua sắm, biểu diễn nghệ thuật, tăng cường quảng bá du lịch tại các trung tâm thông tin văn hóa phố cổ, phối hợp xây dựng một số tour du lịch kết nối di sản phố cổ Hà Nội với các di sản khác trên địa bàn thành phố.
Nhiều năm qua, các nhà quản lý du lịch ở Hà Nội nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng luôn trăn trở để phát triển du lịch phố cổ Hà Nội xứng tầm với các giá trị vốn có, tương tự như các đô thị cổ trên thế giới. Mặc dù có những đặc thù riêng và còn gặp một số khó khăn trong quá trình phát triển nhưng các "nút thắt" sẽ dần được tháo gỡ nếu có những chiến lược và giải pháp hợp lý./.
Dạo một vòng phố cổ Hà Nội dễ dàng nhận thấy có rất đông du khách, nhất là khách nước ngoài tản bộ, mua sắm, tham quan. Nhiều di tích, điểm mua sắm trong khu phố cổ như: Nhà cổ 87 Mã Mây, đình Kim Ngân, đền Quán Đế, chợ Đồng Xuân… là điểm dừng chân lý tưởng của du khách. Hơn nữa, khu vực này tập trung nhiều khách sạn nhỏ, được khách nước ngoài chọn để lưu trú, thuận lợi trong việc tham quan, trải nghiệm phố cổ.
Ngoài đồ lưu niệm, người ta còn có thể tìm mua được các loại hoa, cây cảnh khi đến phố Hàng Mã, bởi con phố này gắn với phố Hàng Lược - chợ hoa Tết nổi tiếng của đất Hà thành mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Thùy Dương - TTXVN |
Bà Josiane, một du khách đến từ Pháp chia sẻ: Trong thời gian tham quan Hà Nội, bà đã khám phá rất nhiều nơi ở khu phố cổ Hà Nội và thấy rằng phố cổ rất đẹp, con người thân thiện. Không chỉ riêng bà mà nhiều người trong đoàn du khách đi cùng bà cũng đánh giá như vậy.
Tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân kết nối với 6 tuyến phố đi bộ trong khu bảo tồn cấp 1 di tích phố cổ được coi là điểm nhấn cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm. Cũng để tạo thuận lợi cho du khách tham quan phố cổ, quận Hoàn Kiếm đã đưa vào sử dụng phương tiện vận chuyển khách bằng ô tô điện chạy qua 28 tuyến phố, trong đó có cả khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm. 14 lễ hội truyền thống tại phố cổ Hà Nội được khôi phục vừa giữ gìn bản sắc truyền thống tại phố cổ, vừa tạo thêm điểm nhấn văn hóa phục vụ khách tham quan. Những năm gần đây, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật khu vực tuyến phố đi bộ vào các tối cuối tuần kết hợp cả âm nhạc truyền thống và nhạc đương đại.
Trưng bầy và giới thiệu phục chế đồ đồng Đông Sơn, Thanh Hóa tại 87 Mã Mây. Ảnh: Minh Đức – TTXVN |
Bà Trần Thúy Lan, Phó ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Từ khi triển khai hoạt động này, 6 điểm biểu diễn trong khu phố cổ Hà Nội đều kín lịch diễn, có những nhóm nhạc Ban quản lý phải mời nhưng cũng có nhóm nhạc tự nguyện đăng ký biểu diễn. Dù là âm nhạc truyền thống hay đương đại thì mỗi buổi biểu diễn đều thu hút rất đông khách đến xem.
Phố cổ Hà Nội là một di tích sống, với dân số trên 10 vạn người, lại là nơi có hoạt động kinh doanh sôi động nhất Thủ đô nên khu vực này không chỉ phát triển hoạt động du lịch mà còn phát triển cả về thương mại. Đây cũng là yếu tố để thu hút khách đến với phố cổ Hà Nội. Thế nhưng, dù là nơi hấp dẫn đối với du lịch, lượng khách đến với phố cổ Hà Nội tương đối đông song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế nơi này.
Tạo những bước chuyển mới
Khách tham quan triển lãm y phục và phục dựng y phục cung đình tại Đình Đồng Lạc – 38 Hàng Đào. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Xác định khu phố cổ Hà Nội cùng với hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm đến được ưu tiên đầu tư nâng cấp sản phẩm du lịch, ngành du lịch Thủ đô sẽ tập trung thu hút, đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa.
Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, ngành du lịch mong muốn khu vực này có thêm những sản phẩm du lịch mới như chuỗi phố hàng, phố nghề với các cửa hàng, cửa hiệu dành cho khách du lịch, tiếp đến là khai thác di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và các loại hình nghệ thuật, sắp xếp các tour du lịch ban ngày, ban đêm thành sản phẩm du lịch cụ thể gắn với các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú.
Khách tham quan triển lãm ảnh "Cổng xưa" của họa sỹ, nhiếp ảnh gia Quách Đông Phương tại 42 - 44 Hàng Bạc. Ảnh: Minh Đức – TTXVN |
Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng xác định phát triển mạnh du lịch, ưu tiên đầu tư cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch dịch vụ hoàn chỉnh, chất lượng cao khu vực phố cổ Hà Nội và hồ Hoàn Kiếm là một trong các khâu đột phá. Giá trị lịch sử văn hóa khu phố cổ tiếp tục được bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị, đồng thời quận phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch gắn liền với quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu phố cổ.
Ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm khẳng định, quận tiếp tục tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian và đương đại, triển khai các dự án khôi phục phố nghề, đình thờ tổ nghề, xây dựng phương án hỗ trợ một số gia đình trình diễn sản xuất, bán hàng thủ công cho du khách. Quận cũng sẽ tổ chức thêm các điểm mua sắm, biểu diễn nghệ thuật, tăng cường quảng bá du lịch tại các trung tâm thông tin văn hóa phố cổ, phối hợp xây dựng một số tour du lịch kết nối di sản phố cổ Hà Nội với các di sản khác trên địa bàn thành phố.
Du khách Pháp thăm phố cổ Hà Nội bằng xích lô. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN |
Nhiều năm qua, các nhà quản lý du lịch ở Hà Nội nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng luôn trăn trở để phát triển du lịch phố cổ Hà Nội xứng tầm với các giá trị vốn có, tương tự như các đô thị cổ trên thế giới. Mặc dù có những đặc thù riêng và còn gặp một số khó khăn trong quá trình phát triển nhưng các "nút thắt" sẽ dần được tháo gỡ nếu có những chiến lược và giải pháp hợp lý./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)