“Chuyện đình trong phố” là dự án đánh thức các ngôi đình trong khu Phố cổ Hà Nội bằng hoạt động đưa nghệ thuật vào triển lãm do quận Hoàn Kiếm phối hợp với nhóm nghệ sĩ thực hiện, nhằm tạo sức sống cho các di sản, thúc đẩy việc phát huy giá trị di sản, hướng tới xây dựng Hoàn Kiếm là quận sáng tạo của Thủ đô.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi” đã được tổ chức với mong muốn chia sẻ những hình đẹp của Hà Nội qua những năm tháng mang đậm dấu ấn của thời gian.
Ngày 28/1, chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024” nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức, đã khai mạc tại đình Kim Ngân, 40-42 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đặc biệt, tại chương trình “Tết Việt – Tết phố 2024”, Ban Tổ chức đã phỏng dựng nhiều nghi lễ đặc sắc của Tết Phố cổ Hà Nội.
Tối 22/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 tại Di tích quốc gia đình Kim Ngân, số 42-44 Hàng Bạc. Sự kiện nhằm tôn vinh ông Tổ bách nghệ và Tổ nghề kim hoàn gắn với nghề truyền thống chế tác kim hoàn tại khu phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc.
Chiều 22/4, tại đình Kim Ngân (số 42 - 44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022); tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phố nghề Hà Nội.
Chiều 23/4, chuỗi hoạt động văn hóa tôn vinh nghề truyền thống do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức đã khai mạc tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc. Đây là sự kiện chào mừng 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiều 27/1, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội thông tin về chương trình hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân 2021 với chủ đề “Tết Việt - Tết phố 2021”.
Tối 31/12, UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, tổ chức Lễ khai trương mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu Phố cổ Hà Nội kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn Kiếm, tạo thêm không gian tham quan, trải nghiệm, khám phá văn hóa, lịch sử khu phố cổ cho du khách; đồng thời thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn quận.
Từ ngày 23/11 – 2/12, chuỗi hoạt động văn hóa kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 mang tên “Nét xưa” do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ, các nhà nghiên cứu tổ chức sẽ diễn ra tại phố cổ Hà Nội. Thông tin này được Ban quản lý Phố cổ Hà Nội công bố vào chiều 15/11.
Phố cổ Hà Nội vào đêm cuối tuần, bên cạnh nét trầm mặc của những mái nhà, góc phố là sự đông vui, nhộn nhịp theo những bước chân, tiếng nói cười của người dân và du khách. Họ cùng nhau tới đây thưởng thức ly cà phê, tận hưởng không gian đặc trưng của đêm phố cổ, nghe âm nhạc truyền thống của các nghệ sĩ đường phố. Có lẽ, rất ít nơi, trình diễn âm nhạc truyền thống đường phố lại có sức hấp dẫn như ở phố cổ Hà Nội. Những giai điệu đậm chất hoài cổ, lắng đọng, hòa quyện ngọt ngào trong không gian cổ kính làm đắm say lòng người.
Từ lâu, phố cổ Hà Nội được nhận định là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô. Đa phần khách du lịch đến Hà Nội đều ghé thăm phố cổ, khám phá các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Tuy vậy, đánh giá của ngành du lịch cho thấy, du lịch phố cổ Hà Nội những năm qua đã phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng.
Mới đây, tại buổi thông tin về một số dự án cải tạo hạ tầng trong khu vực phố cổ Hà Nội, ông Phạm Tuấn Long, Phó Trưởng ban Quản lý di tích phố cổ Hà Nội cho biết: “Hiện Ban quản lý phố cổ đang nghiên cứu đề án thiết kế đô thị tuyến phố Hàng Đào – Hàng Ngang – Hàng Đường – Đồng Xuân – Hàng Giấy. Việc lát đá tại 11 tuyến phố cổ là một phần trong đề án này. Đây mới là chủ trương và đơn vị vẫn tiếp tục nghiên cứu việc lát đá trong khu phố cổ”.