Thực hiện giáo viên biệt phái, dạy liên trường đang là giải pháp mà ngành Giáo dục và đào tạo Nghệ An thực hiện trong bối cảnh thiếu trên 7.000 giáo viên các cấp hiện nay trên địa bàn. Giải pháp này được đánh giá là chủ động, linh hoạt, phù hợp thực tế với quan điểm "có học sinh thì phải có giáo viên” nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
Mặc dù cơ quan chức năng liên tục tổ chức các kỳ thi tuyển giáo viên, nhưng trước thềm năm học mới 2024-2025, Quảng Ngãi vẫn thiếu khoảng 900 giáo viên ở tất cả các cấp học.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Phước, công tác tuyển dụng giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, toàn tỉnh đang thiếu hụt số lượng lớn giáo viên mầm non, nhất là khu vực ở vùng sâu, vùng xa biên giới.
Ngành Giáo dục tỉnh Cao Bằng đang thiếu khoảng 400 biên chế so với chỉ tiêu được giao. Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, xây dựng nền tảng tri thức vững chắc cho học sinh, ngành Giáo dục Cao Bằng đã đề ra nhiều giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Đã hơn nửa học kỳ I năm học 2023-2024 trôi qua, tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều địa phương và cấp học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn tồn tại, chưa thể giải quyết dứt điểm. Ngành Giáo dục được giao thêm chỉ tiêu nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn rất khó tuyển dụng ở một số nơi.
Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thiếu 3.569 giáo viên theo định mức. Tình trạng thiếu giáo viên ở hầu hết các cơ sở giáo dục đang là một trở ngại lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.
Ba năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang, các địa phương, đơn vị đã có nhiều cố gắng khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Tuy nhiên, năm học 2023 - 2024 đã cận kề nhưng tình trạng trên vẫn là vấn đề nan giải.
Chiều 21/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo quý II năm 2023, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm và giải đáp các vấn đề báo chí quan tâm. Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của báo chí là tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn thành phố.
Việc nhiều và áp lực, lương lại thấp khiến cho nhiều giáo viên mầm non nghỉ việc, nguy cơ bỏ việc tăng, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở bậc học này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng nhiều.
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao núi đất phía Tây của tỉnh Hà Giang, đây là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp không ít khó khăn. Lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ. Ngoài những thách thức hiện hữu do điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, vấn đề thiếu giáo viên môn tiếng Anh đang là “bài toán khó” khiến các ngành, các cấp trăn trở.
Đầu năm học 2022-2023, toàn tỉnh Kon Tum thiếu 973 giáo viên, chủ yếu ở bậc Mầm non và Tiểu học. Ngành Giáo dục tỉnh triển khai nhiều giải pháp tạm thời nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, năm học 2022-2023, trên địa bàn tỉnh thiếu gần 500 giáo viên ở tất cả đơn vị trường học, đặc biệt là các vùng miền núi khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục cũng như gia tăng áp lực cho giáo viên và các trường. Trước mắt, để khắc phục tình trạng này, các trường đã chủ động, linh hoạt trong bố trí giáo viên, ghép lớp... để bảo đảm chương trình.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, năm học 2022-2023, số lượng giáo viên, nhân viên sự nghiệp ngành Giáo dục và Đào tạo của toàn tỉnh còn thiếu so với định mức quy định là 1.200 chỉ tiêu. Ngay từ đầu năm học, các trường học đang phải "vật lộn" với tình trạng thiếu giáo viên, nhất là trong bối cảnh phải ưu tiên nguồn lực để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Ở lớp 3, đây cũng là lần đầu môn Tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc. Tuy vậy, tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên tại Lào Cai, đặc biệt giáo viên các môn chuyên biệt trong thời gian qua không chỉ khiến cho sự nghiệp "gieo chữ, trồng người" ở vùng cao đã khó càng thêm khó, mà còn đe dọa đến sự thành công của chương trình giáo dục phổ thông mới tại địa phương.
Năm học 2021-2022, tỉnh Cao Bằng thiếu hàng nghìn giáo viên. Thực tế này gây nhiều khó khăn cho ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Năm học nào cũng vậy, vấn đề thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non lại trở thành nỗi lo của ngành Giáo dục Hà Tĩnh. Để giải quyết tình trạng này, năm học 2019-2020, tỉnh Hà Tĩnh thu hẹp quy mô tuyển sinh đối với nhóm nhà trẻ và mẫu giáo. Đến nay, hơn 12.000 trẻ mầm non trên địa bàn Hà Tĩnh có nhu cầu học tại các trường công lập vẫn chưa được đến trường.
Nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Nông đang phải “tùy cơ ứng biến” với tình trạng số học sinh tăng liên tục nhưng biên chế giáo viên không được điều chỉnh. Việc dạy và học cơ bản đảm bảo nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề cần sớm được giải quyết.
Tình trạng thừa- thiếu giáo viên diễn ra ở các bậc học đang là bài toán khó của ngành giáo dục. Tại các địa phương, việc thừa, thiếu giáo viên đều có chung một “công thức” đó là đội ngũ giáo viên đang thừa nơi này nhưng lại thiếu nơi khác, thừa môn này nhưng lại thiếu môn khác. Cùng với đó là nghịch lý số lượng học sinh tăng nhanh nhưng các địa phương lại không được giao thêm biên chế giáo viên đã ảnh hưởng tới việc đảm bảo chất lượng giáo dục cũng như việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới.
Học sinh tăng liên tục qua từng năm, trong khi biên chế giáo viên không được điều chỉnh đang khiến nhiều trường tại Đắk Nông gặp khó khăn trong công tác dạy và học. Năm học 2018 – 2019, các trường càng thêm khó khăn khi phải thực hiện tinh giản biên chế.
Qua rà soát, thống kê, toàn ngành ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu hiện còn thiếu gần 700 cán bộ, trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy thiếu hơn 500 người. Nhằm đảm bảo công tác giảng dạy, từ nhiều năm qua, ngành đã tiến hành ký hợp đồng để có đủ giáo viên giảng dạy, nhân viên làm việc theo yêu cầu. Trong năm học 2018 - 2019, ngành đã ký hợp đồng tiếp đối với khoảng 500 giáo viên, trong đó nhiều nhất là giáo viên bậc học Mầm non, Trung học Cơ sở, Tiểu học… Phần lớn số giáo viên được ký hợp đồng được phân bổ về các trường vùng sâu, vùng xa, các xã ven biển, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Năm học 2018-2019 đã bắt đầu nhưng hơn 1.200 trẻ tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa được đến trường. Về việc này, theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, nguyên nhân chính do thiếu giáo viên nên phải cắt giảm lớp. Tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực tìm giải pháp để giải quyết vấn đề tuyển sinh đầu năm học.