Có 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này, gồm:
- Nghề làm Bánh tráng Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).
- Nghề làm Bánh phồng Sơn Đốc (xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).
- Hò Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp).
-Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình (huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
-Lễ Bỏ mả của người Raglai (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận).
-Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu (xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).
- Nghề làm Bánh tráng Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).
- Nghề làm Bánh phồng Sơn Đốc (xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).
- Hò Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp).
-Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình (huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
-Lễ Bỏ mả của người Raglai (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận).
-Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu (xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).
Lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Thái Nguyên. Ảnh: kiemkedisan.d.webcom.vn |
-Pả Dung của người Dao (xã Phúc Chu, huyện Định Hóa, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên).
- Hát Soọng Cô của người Sán Dìu (huyện Lập Thạch, huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).
Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đợt này thuộc 4 loại hình, gồm: Nghề thủ công truyền thống; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống.
Quyết định cũng nêu rõ, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Đồng Tháp đã có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Đờn ca tài tử Nam Bộ; Nghề đóng xuồng, ghe Long Hậu; Nghề dệt chiếu và Hò Đồng Tháp.
Hò Đồng Tháp xuất hiện đầu thế kỷ XIX, phát triển cực thịnh và trở thành điệu hò nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long vào nửa đầu thế kỷ XX. Năm 1954, người mang điệu Hò Đồng Tháp cùng tập kết ra Bắc là nghệ sĩ Kim Nhụy; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê đã giảng về dân ca Việt Nam trong đó có Hò Đồng Tháp ở 67 quốc gia...
Hò Đồng Tháp có nhiều thể loại như: Hò cấy, hò huê tình, hò khoan, hò bắt xác. Nét đặc trưng, riêng biệt của Hò Đồng Tháp so với các điệu Hò Nam bộ là chỉ hò một mình, không có hình thức đối đáp. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hò Đồng Tháp vẫn khẳng định giá trị là loại hình Di sản văn hóa phi vật thể có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ nói chung, Đồng Tháp nói riêng.
Thanh Giang
TTXVN