Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Trước đây, nhiều diêm dân sống tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thoát nghèo nhờ làm muối, thế nhưng vài năm trở lại đây, người dân gần như không thể sản xuất muối do địa phương đang có nhiều dự án vào đầu tư, xây dựng, làm ảnh hưởng đến việc làm muối.

potal-nhieu-diem-dan-thanh-hoa-bo-hoang-dong-muoi-7786494.jpg
Đồng muối bị bỏ hoang gây lãng phí tại thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Những diện tích đồng muối còn sản xuất được cũng bị bỏ không do giá muối xuống quá thấp, chỉ từ 2.000 - 2.500 đồng/kg khiến nhiều diêm dân phải bỏ hoang ruộng muối để đi tìm việc khác mưu sinh, nhiều lao động không thể xin được việc làm mới do đã quá tuổi lao động

Tại cánh đồng muối phường Hải Bình, đây là nơi có nhiều người dân làm muối, nghề này đã gắn bó với các hộ dân hàng chục năm qua. Thời gian trước, nghề làm muối đã giúp người dân kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống, thế nhưng khoảng vài năm trở lại đây thị xã Nghi Sơn có nhiều dự án, công trình được xây dựng bị ảnh hưởng, gây ô nhiễm nên người dân không thể sản xuất muối. Nhiều người dân đã được nhận tiền bồi thường nhưng do mức giá bồi thường thấp nên chưa thể tìm hướng phát triển kinh tế mới.

potal-thanh-hoa-nhieu-diem-dan-bo-hoang-dong-muoi-7786491.jpg
Đồng muối bị bỏ hoang gây lãng phí tại thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Bên cạnh đó, thu nhập từ làm muối chỉ còn khoảng 6 - 9 triệu đồng/người/năm và điều này khiến nhiều diêm dân phải bỏ hoang số diện tích ruộng muối còn lại để đi tìm việc khác mưu sinh. Số lao động đang còn độ tuổi đã xin vào làm công nhân tại các khu công nghiệp, còn người già vẫn đang loay hoay tìm việc làm mới.

Bà Nguyễn Thị Khuyên, phố Đoan Hùng, phường Hải Bình cho biết, cách đây 6-7 năm, nghề muối còn kiếm đủ tiền phục vụ cuộc sống. Nhưng vài năm gần đây giá muối xuống kéo theo thu nhập thấp nên nhiều thanh niên đã bỏ nghề đi làm nghề khác mưu sinh. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi còn có thể kiếm việc, còn người già như bà chưa biết xin việc vào đâu, đồng muối bỏ hoang không thể làm muối do bị ảnh hưởng bởi các công trình, dự án trong khu vực.

potal-nhieu-diem-dan-thanh-hoa-bo-hoang-dong-muoi-7786498.jpg
Cơ sở hạ tầng đồng muối xuống cấp do bị bỏ hoang quá lâu. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Bà Lê Thị Đậu, phố Đoan Hùng, phường Hải Bình cho hay, gần đây bà không còn làm muối vì đất ruộng muối bị ảnh hưởng bởi công trình và dự án thi công. Sau khi ngừng sản xuất muối, nhiều hộ dân trong độ tuổi lao động đã đi làm công nhân các khu công nghiệp hoặc làm nghề khác nhưng bà không thể tìm được việc làm do quá tuổi lao động. Thời gian tới, mong UBND thị xã Nghi Sơn sớm hỗ trợ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp để ổn định cuộc sống.

Tại khu vực ven đồng muối thuộc phường Hải Bình, nước đen ngòm, rác vứt bừa bãi, cơ sở hạ tầng làm muối đã xuống cấp, giếng làm muối hư hỏng, nhiều diêm dân không có nghề phụ cuộc sống khó khăn. Hiện toàn bộ 20 ha diện tích làm muối tại phường đang bị bỏ hoang, gây lãng phí quỹ đất, trong khi người dân vẫn đang đợi chính quyền hỗ trợ nguồn vốn, chuyển đổi nghề nghiệp để sớm ổn định cuộc sống.

potal-nhieu-diem-dan-thanh-hoa-bo-hoang-dong-muoi-7786497.jpg
Cơ sở hạ tầng đồng muối xuống cấp do bị bỏ hoang quá lâu. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND phường Hải Bình cho biết, phường còn trên 300 hộ có diện tích đất sản xuất muối là 20 ha, hiện bà con đang gặp khó khăn trong chuyển đổi nghề. Thời gian tới, UBND phường đề nghị UBND tỉnh, UBND thị xã Nghi Sơn sớm thu hồi diện tích đồng muối này, để bà con nhận được tiền bồi thường và ổn định đời sống lâu dài.

Theo UBND thị xã Nghi Sơn, để hỗ trợ diêm dân, thị xã Nghi Sơn sẽ kêu gọi nhà đầu tư tuyển dụng lao động đang sản xuất muối, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công an việc làm, ổn định đời sống người sản xuất muối.

potal-nhieu-diem-dan-thanh-hoa-bo-hoang-dong-muoi-7786495.jpg
Đồng muối bị bỏ hoang gây lãng phí tại thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Trưởng phòng Phòng Kinh tế thị xã Nghi Sơn khẳng định, hiện đang có nhiều diện tích đồng muối bỏ hoang do diêm dân bỏ nghề, đối với diện tích đồng muối không hiệu quả, thị xã đã chuyển đổi sang cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất nuôi trồng thủy sản nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, số diện tích đồng muối còn lại thị xã sẽ sớm có giải pháp để thu hồi. Bên cạnh đó, để hỗ trợ diêm dân không còn làm nghề muối, thị xã đã có chủ trương, vận động người dân đi làm tại các nhà máy, xí nghiệp để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Còn tại cánh đồng muối thôn Tam Hòa, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, nhiều nhà chứa muối bỏ hoang, ruộng muối bị xuống cấp, cỏ mọc um tùm, cống nước hư hỏng do bị bỏ hoang quá lâu. Nhiều người dân khu vực này không còn mặn mà với nghề làm muối do thu nhập quá thấp. Số lao động đang còn độ tuổi đã xin vào làm công nhân tại các doanh nghiệp, còn người già vẫn đang loay hoay tìm việc làm mới.

Theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Thanh Hóa, tổng diện tích đất đang còn sản xuất muối là 104,38 ha, chủ yếu tại xã Hòa Lộc và xã Hải Lộc, huyện ven biển Hậu Lộc, với 777 lao động làm nghề muối, sản lượng tính riêng năm 2024 đạt 10.910 tấn muối. Tại thị xã Nghi Sơn, tổng diện tích đồng muối còn 51 ha, tuy nhiên địa phương này không còn làm nghề muối, do ảnh hưởng bởi các công trình, dự án thuộc địa phận Khu kinh tế Nghi Sơn.

Theo ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng Phòng Chế biến và phát triển thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Thanh Hóa cho biết, thời gian tới, đối với các diện tích đang làm muối, chi cục sẽ phối hợp với địa phương có lao động làm nghề muối có chính sách hỗ trợ diêm dân; hỗ trợ kinh phí hỗ trợ hợp tác xã củng cố đê bao, kênh mương, tìm kiếm các doanh nghiệp thu mua muối cho diêm dân, hỗ trợ diêm dân cải thiện cơ sở hạ tầng. Đồng thời, thực hiện việc như xúc tiến, quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp, đảm bảo muối chế biến ở mức chất lượng cao.

Nguyễn Nam

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 tại huyện Nậm Pồ

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 tại huyện Nậm Pồ

Ngày 4/1, tại UBND xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên phối hợp với UBND huyện Nậm Pồ tổ chức Chương trình “Ngày hội Biên phòng toàn dân” và “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Ông Phạm Văn Ụa, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu. Ảnh: TTXVN phát

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi giảm nhanh

Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ nên năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo tại 5 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã giảm 7%, vượt 2,5% so với Nghị quyết tỉnh giao. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh bứt phá trong năm 2025, giúp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thời tiết ngày 4/1/2025: Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi dưới 9 độ C

Thời tiết ngày 4/1/2025: Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi dưới 9 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù vào sáng sớm, trời tiếp tục rét, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 9 độ C. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ.

Các tổ chức ủng hộ chương trình “Nối vòng tay nhân ái” giúp người nghèo Quảng Trị. Ảnh: Nguyên Linh-TTXVN

Nối vòng tay nhân ái hỗ trợ người nghèo Quảng Trị

Tối 3/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình và Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình "Nối vòng tay nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025.

Thắm tình quân dân nơi biên giới tỉnh Khánh Hòa

Thắm tình quân dân nơi biên giới tỉnh Khánh Hòa

Tối 3/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đơn vị tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng, ấm lòng dân bản”, chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 cho người dân địa phương các xã, phường do Đồn Biên phòng Ninh Hải theo dõi, quản lý.

Trao quà Tết cho người dân xã A Lù và xã Y Tý, huyện Bát Xát. Ảnh: Hương Thu-TTXVN

“Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”: Mang Tết sớm đến vùng lũ A Lù, Y Tý

Ngày 3/1, tại xã A Lù, huyện Bát Xát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp UBND huyện Bát Xát, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" cho đồng bào các dân tộc hai xã biên giới A Lù và Y Tý. Đây là hai trong những xã vừa chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do bão số 3 gây ra. Do đó, việc lựa chọn để tổ chức chương trình góp phần thiết thực mang Tết về sớm với bà con nhân dân.

Sóc Trăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sóc Trăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tại Sóc Trăng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng về nông nghiệp - nông thôn - nông dân.

Đắk Nông tăng cường lực lượng tại các điểm “nóng” về phá rừng, lấn chiếm đất rừng

Đắk Nông tăng cường lực lượng tại các điểm “nóng” về phá rừng, lấn chiếm đất rừng

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký văn bản yêu cầu các ngành chức năng, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng dịp lễ, Tết. Qua đó, chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, giảm thiểu thiệt hại về rừng trong thời điểm lễ, Tết và cùng với đó là bắt đầu cao điểm mùa khô.

Thái Nguyên: Xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Thái Nguyên: Xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Tại tỉnh Thái Nguyên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, mang tính bền vững. Trong năm qua, cơ sở hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp, tạo diện mạo khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đưa kinh tế nông thôn tăng trưởng nhanh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành và phát triển, nâng cao giá trị gia tăng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Phát hiện vụ vận chuyển hơn 22 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam

Phát hiện vụ vận chuyển hơn 22 kg ma túy từ Campuchia về Việt Nam

Sáng 3/1, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng phát hiện vụ vận chuyển trái phép hơn 22kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam. Trước đó, ngày 26/12/2024, tổ công tác gồm Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang), Đội Đặc nhiệm Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang), Đoàn 3 - Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), Công an tỉnh An Giang, Công an huyện An Phú tổ chức tuần tra, mật phục tại khu vực bến đò Chăm (thuộc tổ 13, ấp Bình Di, xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang).

Kon Tum yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn lao động sau tai nạn tại Thủy điện Đăk Mi

Kon Tum yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn lao động sau tai nạn tại Thủy điện Đăk Mi

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn vừa ký văn bản số 01/UBND-HTKT về việc tăng cường quản lý chất lượng, an toàn lao động trong các công trình xây dựng ở tỉnh. Đây là động thái của tỉnh sau vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Thủy điện Đăk Mi 1 khiến 5 người tử vong hôm 31/12/2024.

Hạ tầng giao thông giúp cải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc ở Nho Quan

Hạ tầng giao thông giúp cải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc ở Nho Quan

Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của bà con được nâng lên.

Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới

Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới

Xã Mỹ Phước là một trong 9 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, vùng sâu của tỉnh. Trong thời kháng chiến, Mỹ Phước là vùng căn cứ cách mạng. Đảng bộ và nhân dân xã được phong tặng đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhiều điểm sáng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Lào Cai

Nhiều điểm sáng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Lào Cai

Tỉnh Lào Cai đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu đến hết tháng 6/2025 sẽ xóa xong toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát, vượt 6 tháng so với mốc thời gian Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Thời tiết ngày 3/1/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Thời tiết ngày 3/1/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời tiếp tục duy trì trạng thái rét về đêm và sáng sớm, ngày nắng. Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh ở Nam Trung Bộ.

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Khen thưởng lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ ​

Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Khen thưởng lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ ​

Chiều 2/1, sau khi tìm thấy thi thể thứ 2 tại suối Đăk Mi (vào lúc 15 giờ 46 phút), ông Lê Viết Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã thưởng nóng cho lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 5 người chết tại Thủy điện Đăk Mi 1.

Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Quảng Trị

Giải pháp giảm nghèo bền vững tại Quảng Trị

Bà Lê Nguyễn Huyền Trang, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo bền vững.

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Người trồng đào Tết ở Yên Bái thất thu

Sau bão số 3 (Yagi), một số nơi trồng đào tại tỉnh Yên Bái bị tàn phá nặng nề, một số diện tích đào bị ngập sâu. Sau 3 tháng cố gắng khắc phục, nhưng nhiều gốc đào vẫn bị chết khô la liệt, khiến người dân xót xa trong bất lực.

Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Diện mạo mới trên quê hương Ấp Bắc anh hùng

Phát huy tinh thần chiến thắng Ấp Bắc, Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy đã đồng tâm hiệp lực, nỗ lực vượt khó xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao.

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Tiền Giang tập trung khắc phục sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân

Nằm bên bờ sông Tiền, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, Tiền Giang luôn phải đối mặt với nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh rạch diễn biến phức tạp, khó lường. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện còn 66 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài 8.087m và kinh phí xử lý, khắc phục ước lên đến trên 226,7 tỷ đồng.