Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Thanh Hóa: Nhiều diêm dân bỏ hoang đồng muối

Trước đây, nhiều diêm dân sống tại thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã thoát nghèo nhờ làm muối, thế nhưng vài năm trở lại đây, người dân gần như không thể sản xuất muối do địa phương đang có nhiều dự án vào đầu tư, xây dựng, làm ảnh hưởng đến việc làm muối.

Mưa trái mùa làm muối tan không thu hoạch được. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN

Mưa trái mùa liên tiếp, diêm dân Bạc Liêu gặp khó

Những cơn mưa lớn trái mùa xuất hiện liên tiếp tại tỉnh Bạc Liêu vừa qua khiến nhiều diêm dân đối mặt với nguy cơ “trắng tay”. Vì vậy, bà con mong muốn các ngành chức năng tìm giải pháp hỗ trợ để tiếp tục duy trì và phát triển nghề truyền thống của địa phương.
Bảo tồn và nâng giá trị cho nghề muối ở Bạc Liêu

Bảo tồn và nâng giá trị cho nghề muối ở Bạc Liêu

Cùng với con tôm, nghề làm muối ở Bạc Liêu từ lâu đã rất nổi tiếng và được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng như công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Nhắc đến muối Bạc Liêu người hay gọi với cái tên “muối Ba Thắc” bởi không chỉ nổi tiếng về chất lượng mà muối nơi đây có độ mặn nhưng không đắng, chát.
Thu hoạch muối trên cánh đồng muối. Ảnh: Công Luật - TTXVN

Vực dậy nghề làm muối ở huyện Giao Thủy

Để tháo gỡ khó khăn cho người làm muối, chính quyền huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã có nhiều giải pháp như quy hoạch lại vùng làm muối để áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm để giúp diêm dân yên tâm gắn bó với nghề...
Diêm dân huyện Ninh Hải, Ninh Thuận thu hoạch muối. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Đổi mới sản xuất và có chiến lược phát triển bền vững nghề muối ở Ninh Thuận

Ninh Thuận có bờ biển dài hơn 105 km, nước biển có độ mặn cao, năng lượng bức xạ lớn, nhiều nắng, gió...hội tụ những điều kiện lý tưởng để phát triển nghề muối. Tuy vậy, việc làm ra hạt muối vẫn còn nhiều bất cập, cần sớm được tháo gỡ để khai thác tốt nhất tiềm năng vốn có.
Hiệu quả cao từ chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển

Hiệu quả cao từ chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển

Trước diễn biến bất thường và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhiều hộ diêm dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 4-5 lần so với làm muối.
Nhiều diêm dân Thanh Hóa bỏ nghề vì thu nhập thấp

Nhiều diêm dân Thanh Hóa bỏ nghề vì thu nhập thấp

Trước đây, nhiều diêm dân sống tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã thoát nghèo nhờ làm muối, nhưng những năm gần đây giá muối trên thị trường xuống thấp (từ 2.000 - 2.300 đồng/kg và thu nhập bình quân chỉ từ 5 - 6 triệu đồng/người/năm) và chính điều này khiến nhiều diêm dân phải bỏ hoang ruộng muối để đi tìm việc khác mưu sinh.
Gỡ khó cho người làm muối

Gỡ khó cho người làm muối

Thời tiết diễn biến bất thường, giá trị ngày công lao động thấp, diêm dân không còn mặn mà với nghề muối dẫn đến nhiều cánh đồng muối bị bỏ hoang là những thực tế đang diễn ra đối với nghề làm muối tại Nam Định.
Diêm dân Phú Yên gặp khó vì muối được mùa nhưng rớt giá

Diêm dân Phú Yên gặp khó vì muối được mùa nhưng rớt giá

Mặc dù thời tiết thuận lợi nhưng điệp khúc được mùa mất giá khiến đời sống diêm dân tại Phú Yên đang rơi vào cảnh khó khăn khi giá muối chỉ còn 600 đồng/kg. Chính vì vậy, để ổn định đời sống nhiều diện tích muối bị bỏ hoang hoặc diêm dân cải tạo chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
Muối trễ vụ do thời tiết ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Muối trễ vụ do thời tiết ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Những năm trước, vào khoảng tháng 11, các ruộng muối trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chuẩn bị vào vụ thu hoạch lứa muối đầu tiên, nhưng năm nay, do thời tiết mưa bão kéo dài nên vụ muối bị trễ hơn 1 tháng. Đến thời điểm này, trên các cánh đồng muối của tỉnh bà con diêm dân mới bắt đầu xuống đồng dọn ruộng, kéo sình, lu nền, trải bạt… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của diêm dân, bởi hiện nay giá muối đang ổn định ở mức cao, việc không có muối thu hoạch sẽ làm giảm đáng kể thu nhập của diêm dân.
Nông dân Vũng Tàu trúng đậm nhờ tôm nuôi trên ruộng muối

Nông dân Vũng Tàu trúng đậm nhờ tôm nuôi trên ruộng muối

Diêm dân ở phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều năm nay đã tận dụng những ruộng muối bỏ hoang, không sản xuất vào mùa mưa để tiến hành nuôi tôm. Đây cũng được xem là một hướng đi giúp diêm dân tạo thêm thu nhập khi nghề muối đang ngày một khó khăn. Vụ thu hoạch tôm năm nay bà con trúng đậm, tôm lớn nhanh, tỷ lệ hao hụt ít, bán được giá cao, khiến bà con rất vui mừng, phấn khởi.
Rau nhót - món ăn dân dã của diêm dân xứ Nghệ

Rau nhót - món ăn dân dã của diêm dân xứ Nghệ

Từ một món ăn dân dã của người dân làm muối ven biển huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, rau nhót giờ đây đã trở thành một đặc sản được nhiều người biết đến và tìm mua như một món quà mang đủ vị mặn mòi và nắng gió của mảnh đất Miền Trung.
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho diêm dân

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho diêm dân

Nước ta hiện có khoảng 15.000 ha diện tích sản xuất muối, sản lượng bình quân 900.000 tấn/năm, tập trung ở một số tỉnh ven biển phía Bắc, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Do phần lớn là sản xuất thủ công, quy mô nhỏ nên năng suất và chất lượng muối còn thấp, đời sống của diêm dân gặp nhiều khó khăn
Nhọc nhằn hạt muối Sa Huỳnh

Nhọc nhằn hạt muối Sa Huỳnh

Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ là vùng sản xuất muối duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi với tổng diện tích hơn 130 ha, sản lượng trung bình hàng năm hơn 9.500 tấn. Với giá muối bán ngay tại ruộng chỉ từ 450 – 500 đồng/1kg như hiện nay, trong khi chi phí sản xuất 1kg muối là hơn 1.000 đồng, diêm dân Sa Huỳnh đang thua lỗ nặng và muối sản xuất ra cũng khó tiêu thụ.
Lại lo muối được mùa, mất giá

Lại lo muối được mùa, mất giá

Huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh có hơn 1.600 ha sản xuất muối. Năm nay sản lượng muối đạt hơn 140.000 tấn, nhưng nhiều diêm dân điêu đứng vì giá muối quá thấp.