Để gỡ khó cho ngành muối, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như: tăng cường thu mua muối cho diêm dân; đẩy mạnh cho vay tín dụng đối với các ngành, nghề sản xuất muối; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp dân chuyển dần từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp; bổ sung quy hoạch muối theo hướng tập trung vào những vùng trọng điểm có điều kiện phát triển, năng suất cao…
Từ tháng 3 đến tháng 8 (dương lịch), bà con diêm dân tất bật trên đồng làm nên hạt muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) chất lượng
|
Nhằm nâng cao giá trị hạt muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tỉnh Khánh Hòa hiện có gần 1.000 ha ruộng sản xuất muối, sản lượng 7 tháng đầu năm 2016 đạt xấp xỉ 50.000 tấn
|
Mục tiêu hướng tới phát triển sản xuất muối theo phương pháp hiện đại để tăng chất lượng hạt muối; phấn đấu đến năm 2030, diện tích sản xuất muối đạt 16.500 ha, sản lượng đạt 2,9 triệu tấn, trong đó có 1,95 triệu tấn muối công nghiệp.
Sản xuất muối tại huyện Đông Hải (Bạc Liêu) |
Đồng muối Sa Huỳnh nổi tiếng là vựa muối lớn và quan trọng của miền Trung, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi)
|
Bờ biển trải dài gần 200 km cùng với khí hậu mưa ít nắng nhiều, Bình Thuận là địa phương có nhiều thuận lợi cho ngành sản xuất muối
|
Nghề sản xuất muối tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận)
|
Cả nước có 7 đồng muối lớn thì riêng tỉnh Ninh Thuận có 3 đồng muối lớn là Cà Ná, Tri Hải và Đầm Vua
|
Lượng muối tồn kho của diêm dân còn khá nhiều, chủ yếu do chất lượng và giá bán thấp |
Báo in, tháng 10/2016