Ông Nguyễn Văn Út Vân, khu phố 4, phường 12, thành phố Vũng Tàu là một trong những hộ đang nuôi tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối vào mùa mưa. Vụ tôm năm nay ông vừa thu hoạch xong, với hơn 10.000m2 ao nuôi, ông đã thu được hơn 6,5 tấn tôm, giá bán 140.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí ông còn lãi được gần 400 triệu đồng.
Ông Vân chia sẻ, năm nay thời tiết thuận lợi cho con tôm phát triển, nên sau 3 tháng nuôi tôm đã được xuất bán, tỷ lệ tôm thả trong ao hao hụt rất ít, giá bán lại cao nên người nuôi tôm có lãi lớn.
Gia đình ông Vân cũng như nhiều hộ gia đình làm muối ở phường 12, mấy năm nay, muối liên tục rớt giá đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhờ có mô hình nuôi tôm trên ruộng muối vào mùa mưa nên người dân nơi đây cũng đỡ phần nào khó khăn. Hiện nay, với 10.000 m2 diện tích ruộng, mùa khô gia đình ông vẫn sản xuất muối, mùa mưa lại bắt đầu xử lý nền, xử lý rong rêu, diệt khuẩn cho ao nuôi để nuôi tôm.
Theo ông Vân, để nuôi tôm trên ruộng muối thành công, khâu quan trọng nhất là xử lý nền cho ao nuôi và con giống tôm. Nuôi tôm trên ruộng muối có thể lấy muối làm nước sát khuẩn cho ao nuôi, đảm bảo ao nuôi có môi trường tốt để thả tôm giống.
Gia đình chị Phan Thị Hồng Diễm, ngụ khu phố 4, phường 12 cũng là hộ diêm dân nhiều năm liền thành công với mô hình nuôi tôm trên ruộng muối.
Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú trên ruộng muối do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư chuyển giao, cách đây 10 năm gia đình chị bắt đầu làm quen với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Cũng trên 4.500 m2 ruộng muối thay vì đến mùa mưa thì bỏ hoang, nay gia đình chị tận dụng để nuôi tôm. Vụ tôm gia đình chị vừa thu đạt hơn 3 tấn, với giá bán 140.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình chị còn lời khoảng 250 triệu đồng.
Hiện nay, nhiều bà con ở phường 12, thành phố Vũng Tàu nuôi tôm trên ruộng muối còn biết áp dụng những tiến bộ khoa học vào việc xử lý nền ruộng muối, nhằm giúp cho việc nuôi tôm vào mùa mưa đạt năng suất, chất lượng. Đó là mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm sú, tôm thẻ thay thế cho các loại thuốc hóa học và hóa chất. Đây là mô hình mới được một số gia đình áp dụng, nhờ vậy vụ tôm vừa qua đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
Cũng như mọi ao tôm khác, trước khi nuôi tháo khô, nạo vét lớp bùn, dùng thuốc diệt các loài giáp xác: cua, còng..., phơi đáy 20 ngày. Sau đó cày lên phơi nắng 10 ngày cho nước vào xăm xắp rồi bừa kỹ. Cho nước vào, mực nước có chiều cao 1,2 m, sau khi đã lắng lọc, xử lý chu đáo qua bể lắng. Sau đó 3 ngày lại tiếp tục dùng thuốc diệt giáp xác.
Sau khoảng 2 ngày kiểm tra lại, nếu ao bị phát sáng do vi khuẩn Vibrio thì dùng thuốc Sirren diệt trừ. Ba ngày sau, khi thuốc diệt khuẩn phai dần thì dùng chế phẩm EM (chế phẩm sinh học) mỗi ngày 20 lít cho ao thực nghiệm. Sau một tuần kiểm tra lại nếu không thấy phát sáng thì tiến hành thả tôm.
Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, thành phố Vũng Tàu cho biết, những năm trước đây, nhiều hộ gia đình thu nhập chính chủ yếu từ nghề muối. Thế nhưng, giá muối bấp bênh, nghề muối chỉ làm được vào mùa khô, các tháng còn lại ruộng muối phải bỏ hoang, diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để kiếm kế sinh nhai. Sau đó có một số người mày mò làm tự phát mô hình nuôi tôm trên ruộng muối vào những mùa mưa, nhưng tỷ lệ thành công không cao.
Trước thực trạng đó, năm 1999, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng mô hình nuôi tôm sú công nghiệp để nhân dân học thêm nghề mới. Năm đầu tiên, có khoảng 7 hộ áp dụng. Sau nhiều năm thành công, đến nay toàn phường có 28 hộ sử dụng diện tích ruộng muối được khai thác nuôi tôm vào mùa mưa, với tổng diện tích 37 ha, với năng suất đạt từ 1 - 1,2 tấn/ha.
Nhờ thành công với mô hình này mà đời sống diêm dân trên địa bàn phường đã ngày một khấm khá, ổn định cuộc sống gia đình và làm giàu cho quê hương. Vụ tôm năm nay, bà con phường 12 hầu hết đều trúng lớn nên bà con rất phấn khởi, bù lại phần nào chi phí cho vụ muối rớt giá thê thảm thời gian qua.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện tại, so với những vùng nuôi tôm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, vùng nuôi tôm phường 12, thành phố Vũng Tàu đạt hiệu quả khá và ổn định hơn. Đây thực sự là một mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Không những vậy, đây còn là một hướng đi đúng đắn giúp diêm dân cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập khi nghề muối gặp nhiều khó khăn như hiện nay./.
Ông Vân chia sẻ, năm nay thời tiết thuận lợi cho con tôm phát triển, nên sau 3 tháng nuôi tôm đã được xuất bán, tỷ lệ tôm thả trong ao hao hụt rất ít, giá bán lại cao nên người nuôi tôm có lãi lớn.
Gia đình ông Vân cũng như nhiều hộ gia đình làm muối ở phường 12, mấy năm nay, muối liên tục rớt giá đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhờ có mô hình nuôi tôm trên ruộng muối vào mùa mưa nên người dân nơi đây cũng đỡ phần nào khó khăn. Hiện nay, với 10.000 m2 diện tích ruộng, mùa khô gia đình ông vẫn sản xuất muối, mùa mưa lại bắt đầu xử lý nền, xử lý rong rêu, diệt khuẩn cho ao nuôi để nuôi tôm.
Theo ông Vân, để nuôi tôm trên ruộng muối thành công, khâu quan trọng nhất là xử lý nền cho ao nuôi và con giống tôm. Nuôi tôm trên ruộng muối có thể lấy muối làm nước sát khuẩn cho ao nuôi, đảm bảo ao nuôi có môi trường tốt để thả tôm giống.
Gia đình chị Phan Thị Hồng Diễm, ngụ khu phố 4, phường 12 cũng là hộ diêm dân nhiều năm liền thành công với mô hình nuôi tôm trên ruộng muối.
Nuôi tôm trên ruộng muối là một hướng đi giúp diêm dân tạo thêm thu nhập khi nghề muối đang ngày một khó khăn. Ảnh minh họa: Hải Yến/TTXVN |
Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú trên ruộng muối do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư chuyển giao, cách đây 10 năm gia đình chị bắt đầu làm quen với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Cũng trên 4.500 m2 ruộng muối thay vì đến mùa mưa thì bỏ hoang, nay gia đình chị tận dụng để nuôi tôm. Vụ tôm gia đình chị vừa thu đạt hơn 3 tấn, với giá bán 140.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình chị còn lời khoảng 250 triệu đồng.
Hiện nay, nhiều bà con ở phường 12, thành phố Vũng Tàu nuôi tôm trên ruộng muối còn biết áp dụng những tiến bộ khoa học vào việc xử lý nền ruộng muối, nhằm giúp cho việc nuôi tôm vào mùa mưa đạt năng suất, chất lượng. Đó là mô hình sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm sú, tôm thẻ thay thế cho các loại thuốc hóa học và hóa chất. Đây là mô hình mới được một số gia đình áp dụng, nhờ vậy vụ tôm vừa qua đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
Cũng như mọi ao tôm khác, trước khi nuôi tháo khô, nạo vét lớp bùn, dùng thuốc diệt các loài giáp xác: cua, còng..., phơi đáy 20 ngày. Sau đó cày lên phơi nắng 10 ngày cho nước vào xăm xắp rồi bừa kỹ. Cho nước vào, mực nước có chiều cao 1,2 m, sau khi đã lắng lọc, xử lý chu đáo qua bể lắng. Sau đó 3 ngày lại tiếp tục dùng thuốc diệt giáp xác.
Sau khoảng 2 ngày kiểm tra lại, nếu ao bị phát sáng do vi khuẩn Vibrio thì dùng thuốc Sirren diệt trừ. Ba ngày sau, khi thuốc diệt khuẩn phai dần thì dùng chế phẩm EM (chế phẩm sinh học) mỗi ngày 20 lít cho ao thực nghiệm. Sau một tuần kiểm tra lại nếu không thấy phát sáng thì tiến hành thả tôm.
Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, thành phố Vũng Tàu cho biết, những năm trước đây, nhiều hộ gia đình thu nhập chính chủ yếu từ nghề muối. Thế nhưng, giá muối bấp bênh, nghề muối chỉ làm được vào mùa khô, các tháng còn lại ruộng muối phải bỏ hoang, diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để kiếm kế sinh nhai. Sau đó có một số người mày mò làm tự phát mô hình nuôi tôm trên ruộng muối vào những mùa mưa, nhưng tỷ lệ thành công không cao.
Trước thực trạng đó, năm 1999, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xây dựng mô hình nuôi tôm sú công nghiệp để nhân dân học thêm nghề mới. Năm đầu tiên, có khoảng 7 hộ áp dụng. Sau nhiều năm thành công, đến nay toàn phường có 28 hộ sử dụng diện tích ruộng muối được khai thác nuôi tôm vào mùa mưa, với tổng diện tích 37 ha, với năng suất đạt từ 1 - 1,2 tấn/ha.
Nhờ thành công với mô hình này mà đời sống diêm dân trên địa bàn phường đã ngày một khấm khá, ổn định cuộc sống gia đình và làm giàu cho quê hương. Vụ tôm năm nay, bà con phường 12 hầu hết đều trúng lớn nên bà con rất phấn khởi, bù lại phần nào chi phí cho vụ muối rớt giá thê thảm thời gian qua.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện tại, so với những vùng nuôi tôm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, vùng nuôi tôm phường 12, thành phố Vũng Tàu đạt hiệu quả khá và ổn định hơn. Đây thực sự là một mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Không những vậy, đây còn là một hướng đi đúng đắn giúp diêm dân cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập khi nghề muối gặp nhiều khó khăn như hiện nay./.
Hoàng Nhị