Khi tuyến đầu vẫy gọi, hậu phương cũng dốc lòng
Là địa phương có đến hàng nghìn lao động từ Thái Lan, Lào trở về nước tránh dịch COVID-19, ngay từ ngày 18/3, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai cách ly y tế tập trung cho các công dân vừa nhập cảnh. Số người trở về ngày một đông, từ các khu cách ly tập trung cấp tỉnh, Hà Tĩnh triển khai thêm các khu cách ly tập trung cấp huyện, cấp xã. Tính đến ngày 1/4, tỉnh Hà Tĩnh có 6.783 người đang được cách ly y tế tập trung, trong đó cấp tỉnh 2.020 người, cấp huyện 2.627 người, cấp xã 2.114 người.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng y tế, sự có mặt túc trực 24/24 giờ của các lực lượng bộ đội, công an, các tình nguyện viên trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho công dân tại các khu cách ly đã đóng góp phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Hình ảnh những người lính thức thâu đêm chuẩn bị nơi ăn nghỉ cho công dân tại các khu cách ly, những bữa cơm ăn vội của các y, bác sĩ hay gương mặt thấm đẫm mồ hôi, hằn dấu của trang phục bảo hộ đã lay động hàng triệu con tim. Nhờ đó đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện có hiệu quả công tác phòng dịch tại 290 khu cách ly tập trung; theo dõi, giám sát tốt các trường hợp cách ly tại nhà.
Khi các y, bác sĩ, chiến sĩ đang căng mình ở tuyến đầu, người dân cũng ý thức cao hơn trách nhiệm hậu phương, ủng hộ mọi mặt, cả về sức người, sức của để cùng góp phần trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Ngày 24/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động "Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch bệnh COVID-19". Hưởng ứng lời kêu gọi, ngay tại buổi lễ, hàng chục cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đóng góp và trao biểu trưng với tổng số tiền hơn 18,3 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch COVID-19”.
Liên tiếp những ngày sau đó, tại các huyện, thị đến các xã, phường trong toàn tỉnh Hà Tĩnh đều hưởng ứng lời kêu gọi cùng chung tay chống dịch. Người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều, không chỉ về vật chất mà còn hỗ trợ về cả tinh thần, sức lao động để cùng cả nước vượt qua khó khăn, dịch bệnh.
Từ những bó rau đến cân gạo thắm nghĩa đồng bào
Với vai trò là hậu phương vững chắc, những ngày này, tại tất cả các khu cách ly tập trung của tỉnh Hà Tĩnh đều không thể thiếu hình bóng của các chị em hội viên phụ nữ, Đoàn thanh niên. Không quản ngại khó khăn, nguy hiểm họ tham gia vào công tác hậu cần, đảm bảo bữa ăn cho công dân đang được cách ly.
Tại các khu cách ly tập trung của tỉnh Hà Tĩnh mặc dù công dân ở đây được tỉnh hỗ trợ tiền ăn nhưng để động viên họ và các lực lượng làm nhiệm vụ vòng trong tại các khu cách ly, nhiều tấm lòng thơm thảo đã gửi quà đến bằng những cách khác nhau. Câu chuyện bó rau, cân gạo đến chục quả trứng gà của những cụ già lặn lội mang đến hay số tiền tiết kiệm hàng năm trời của em học sinh được mang đi ủng hộ chống dịch tại Hà Tĩnh những ngày qua là minh chứng sống động nhất cho nghĩa tình đồng bào trong hoạn nạn, khó khăn.
Những ngày qua, cộng đồng mạng tại Hà Tĩnh đang chia sẻ nhau câu chuyện được ghi lại trên trang cá nhân Facebook của Thượng tá Nguyễn Hoài Việt, Trưởng Công an huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Câu chuyện cảm động về cụ Nguyễn Văn Thái, 89 tuổi, ở thôn Bắc Tiến, xã Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đạp xe đến điểm cách ly của xã Thạch Ngọc - nơi có 60 con em Thạch Hà từ nước ngoài về đang cách ly tập trung và các lực lượng chức năng làm việc. Hưởng ứng lời kêu gọi chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 một cách chân thành, cụ Thái mang đến ủng hộ 1 kg gạo được đựng trong túi nhỏ màu đen, 1 quả bầu, 1 bó rau muống, 1 túi rau vặt và 20 nghìn đồng.
Thượng tá Nguyễn Hoài Việt, Trưởng Công an huyện Thạch Hà xúc động chia sẻ: "Hình ảnh người đàn ông già nua, gầy gò đạp xe ra về trên con đường quê nhưng tình cảm mà cụ để lại thì bất kỳ ai biết được cũng thấy cay cay nơi khoé mắt. Đây sẽ là động lực lớn lao nhất để động viên chúng tôi và những lực lượng đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu phòng chống dịch vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ".
Đó là hình ảnh của cụ Nguyễn Thị Ba, 87 tuổi, là mẹ liệt sĩ trú ở thôn Kỳ Phong (xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đi bộ, mang theo 5 kg gạo, tay xách túi rau đến tận điểm cách ly tập trung tại Trường Mầm non xã Thạch Đài để ủng hộ. Cụ Ba tâm sự: Cuộc đời mẹ đã đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc nên mẹ thấu hiểu những khó khăn trong cuộc chiến chống giặc. Với tinh thần cả nước "chống dịch như chống giặc", mẹ hứa với người con đã hy sinh trên chiến trường của mình sẽ không đứng ngoài cuộc. Mẹ không có tiền, chỉ có dăm cân gạo cùng với mớ rau, trái cà trong vườn đến để động viên các cháu bộ đội, công an, các cô giáo đang trực ở khu cách ly, mong các cháu có thêm tinh thần để chiến đấu.
Tại thành phố Hà Tĩnh, cụ bà Nguyễn Thị Tửu, 101 tuổi ở phường Nam Hà đã dùng tiền tiết kiệm mua 2 tấn gạo và liên hệ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh để ủng hộ cán bộ, chiến sỹ phòng chống dịch.
Từ gương sáng của các cụ, nhiều em nhỏ ở Hà Tĩnh đã dành tiền tiết kiệm để ủng hộ phòng chống dịch COVID-19. Em Lê Nguyễn Thu Thủy, 12 tuổi, học sinh lớp 6 ở xã miền núi Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) dành số tiền một triệu đồng tiết kiệm từ ống lợn đất nuôi được năm qua, mang đến trụ sở UBND xã Sơn Lâm để ủng hộ. Em Thủy chia sẻ trong bức thư tay của mình: Trên tinh thần “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hôm nay em viết lá thư này vì em muốn đóng góp một phần nho nhỏ cùng toàn dân chống lại đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu. Đây là số tiền mà em dành dụm được, mặc dù đây không phải là số tiền lớn nhưng quan trọng hơn là tấm lòng của em, em chỉ muốn nước ta mau chóng đẩy lùi dịch COVID-19.
Cũng tại huyện miền núi Hương Sơn, ngày 30/3, hai anh em Nguyễn Bảo Long (15 tuổi) và Nguyễn Bảo Châu (10 tuổi) ở thôn 5, xã Quang Diệm đã đập lợn đất ủng hộ số tiền 1 triệu đồng mang đến Nhà văn hóa thôn để ủng hộ cùng cả nước chung tay phòng chống dịch COVID-19.
Vô số những hình ảnh đẹp về tấm lòng thơm thảo của đồng bào từ già đến trẻ dành cho nhau trong cơn đại dịch những ngày này sẽ nhắc nhớ mỗi người không ngừng quan tâm và chia sẻ tình yêu, sự sẻ chia không chỉ dành cho người thân hay cộng đồng nhỏ của mình mà cho tất cả mọi người. Mọi người đều tin tưởng rằng, khi cả nước cùng đồng lòng, cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ nhanh chóng kết thúc.
Là địa phương có đến hàng nghìn lao động từ Thái Lan, Lào trở về nước tránh dịch COVID-19, ngay từ ngày 18/3, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai cách ly y tế tập trung cho các công dân vừa nhập cảnh. Số người trở về ngày một đông, từ các khu cách ly tập trung cấp tỉnh, Hà Tĩnh triển khai thêm các khu cách ly tập trung cấp huyện, cấp xã. Tính đến ngày 1/4, tỉnh Hà Tĩnh có 6.783 người đang được cách ly y tế tập trung, trong đó cấp tỉnh 2.020 người, cấp huyện 2.627 người, cấp xã 2.114 người.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng y tế, sự có mặt túc trực 24/24 giờ của các lực lượng bộ đội, công an, các tình nguyện viên trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho công dân tại các khu cách ly đã đóng góp phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Hình ảnh những người lính thức thâu đêm chuẩn bị nơi ăn nghỉ cho công dân tại các khu cách ly, những bữa cơm ăn vội của các y, bác sĩ hay gương mặt thấm đẫm mồ hôi, hằn dấu của trang phục bảo hộ đã lay động hàng triệu con tim. Nhờ đó đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện có hiệu quả công tác phòng dịch tại 290 khu cách ly tập trung; theo dõi, giám sát tốt các trường hợp cách ly tại nhà.
Khi các y, bác sĩ, chiến sĩ đang căng mình ở tuyến đầu, người dân cũng ý thức cao hơn trách nhiệm hậu phương, ủng hộ mọi mặt, cả về sức người, sức của để cùng góp phần trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Ngày 24/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động "Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch bệnh COVID-19". Hưởng ứng lời kêu gọi, ngay tại buổi lễ, hàng chục cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đóng góp và trao biểu trưng với tổng số tiền hơn 18,3 tỷ đồng ủng hộ chương trình “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch COVID-19”.
Liên tiếp những ngày sau đó, tại các huyện, thị đến các xã, phường trong toàn tỉnh Hà Tĩnh đều hưởng ứng lời kêu gọi cùng chung tay chống dịch. Người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều, không chỉ về vật chất mà còn hỗ trợ về cả tinh thần, sức lao động để cùng cả nước vượt qua khó khăn, dịch bệnh.
Từ những bó rau đến cân gạo thắm nghĩa đồng bào
Với vai trò là hậu phương vững chắc, những ngày này, tại tất cả các khu cách ly tập trung của tỉnh Hà Tĩnh đều không thể thiếu hình bóng của các chị em hội viên phụ nữ, Đoàn thanh niên. Không quản ngại khó khăn, nguy hiểm họ tham gia vào công tác hậu cần, đảm bảo bữa ăn cho công dân đang được cách ly.
Tại các khu cách ly tập trung của tỉnh Hà Tĩnh mặc dù công dân ở đây được tỉnh hỗ trợ tiền ăn nhưng để động viên họ và các lực lượng làm nhiệm vụ vòng trong tại các khu cách ly, nhiều tấm lòng thơm thảo đã gửi quà đến bằng những cách khác nhau. Câu chuyện bó rau, cân gạo đến chục quả trứng gà của những cụ già lặn lội mang đến hay số tiền tiết kiệm hàng năm trời của em học sinh được mang đi ủng hộ chống dịch tại Hà Tĩnh những ngày qua là minh chứng sống động nhất cho nghĩa tình đồng bào trong hoạn nạn, khó khăn.
Những ngày qua, cộng đồng mạng tại Hà Tĩnh đang chia sẻ nhau câu chuyện được ghi lại trên trang cá nhân Facebook của Thượng tá Nguyễn Hoài Việt, Trưởng Công an huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Câu chuyện cảm động về cụ Nguyễn Văn Thái, 89 tuổi, ở thôn Bắc Tiến, xã Thạch Ngọc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đạp xe đến điểm cách ly của xã Thạch Ngọc - nơi có 60 con em Thạch Hà từ nước ngoài về đang cách ly tập trung và các lực lượng chức năng làm việc. Hưởng ứng lời kêu gọi chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 một cách chân thành, cụ Thái mang đến ủng hộ 1 kg gạo được đựng trong túi nhỏ màu đen, 1 quả bầu, 1 bó rau muống, 1 túi rau vặt và 20 nghìn đồng.
Thượng tá Nguyễn Hoài Việt, Trưởng Công an huyện Thạch Hà xúc động chia sẻ: "Hình ảnh người đàn ông già nua, gầy gò đạp xe ra về trên con đường quê nhưng tình cảm mà cụ để lại thì bất kỳ ai biết được cũng thấy cay cay nơi khoé mắt. Đây sẽ là động lực lớn lao nhất để động viên chúng tôi và những lực lượng đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu phòng chống dịch vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ".
Đó là hình ảnh của cụ Nguyễn Thị Ba, 87 tuổi, là mẹ liệt sĩ trú ở thôn Kỳ Phong (xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đi bộ, mang theo 5 kg gạo, tay xách túi rau đến tận điểm cách ly tập trung tại Trường Mầm non xã Thạch Đài để ủng hộ. Cụ Ba tâm sự: Cuộc đời mẹ đã đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc nên mẹ thấu hiểu những khó khăn trong cuộc chiến chống giặc. Với tinh thần cả nước "chống dịch như chống giặc", mẹ hứa với người con đã hy sinh trên chiến trường của mình sẽ không đứng ngoài cuộc. Mẹ không có tiền, chỉ có dăm cân gạo cùng với mớ rau, trái cà trong vườn đến để động viên các cháu bộ đội, công an, các cô giáo đang trực ở khu cách ly, mong các cháu có thêm tinh thần để chiến đấu.
Tại thành phố Hà Tĩnh, cụ bà Nguyễn Thị Tửu, 101 tuổi ở phường Nam Hà đã dùng tiền tiết kiệm mua 2 tấn gạo và liên hệ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh để ủng hộ cán bộ, chiến sỹ phòng chống dịch.
Từ gương sáng của các cụ, nhiều em nhỏ ở Hà Tĩnh đã dành tiền tiết kiệm để ủng hộ phòng chống dịch COVID-19. Em Lê Nguyễn Thu Thủy, 12 tuổi, học sinh lớp 6 ở xã miền núi Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) dành số tiền một triệu đồng tiết kiệm từ ống lợn đất nuôi được năm qua, mang đến trụ sở UBND xã Sơn Lâm để ủng hộ. Em Thủy chia sẻ trong bức thư tay của mình: Trên tinh thần “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hôm nay em viết lá thư này vì em muốn đóng góp một phần nho nhỏ cùng toàn dân chống lại đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu. Đây là số tiền mà em dành dụm được, mặc dù đây không phải là số tiền lớn nhưng quan trọng hơn là tấm lòng của em, em chỉ muốn nước ta mau chóng đẩy lùi dịch COVID-19.
Cũng tại huyện miền núi Hương Sơn, ngày 30/3, hai anh em Nguyễn Bảo Long (15 tuổi) và Nguyễn Bảo Châu (10 tuổi) ở thôn 5, xã Quang Diệm đã đập lợn đất ủng hộ số tiền 1 triệu đồng mang đến Nhà văn hóa thôn để ủng hộ cùng cả nước chung tay phòng chống dịch COVID-19.
Vô số những hình ảnh đẹp về tấm lòng thơm thảo của đồng bào từ già đến trẻ dành cho nhau trong cơn đại dịch những ngày này sẽ nhắc nhớ mỗi người không ngừng quan tâm và chia sẻ tình yêu, sự sẻ chia không chỉ dành cho người thân hay cộng đồng nhỏ của mình mà cho tất cả mọi người. Mọi người đều tin tưởng rằng, khi cả nước cùng đồng lòng, cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ nhanh chóng kết thúc.
Hoàng Ngà