Hoạt động tháng 7/2018 có sự tham gia của khoảng 90 đồng bào từ 12 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, RagLai, Ê Đê, Khmer và Chăm) cùng các nghệ nhân dân tộc Kinh làng cổ Đường Lâm, các em thiếu nhi sinh hoạt văn hóa tại Cung thiếu nhi Hà Nội và các vị sư chùa Khmer tại Làng. Đặc biệt, tại Làng có các không gian, sân chơi cho thanh thiếu niên, nhi đồng cùng tham gia giao lưu, trải nghiệm như: Không gian chợ quê, chương trình vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề “Tây Nguyên trong em”, khóa học “Búp sen hồng” …
Trong đó, không gian “Tuổi thơ với chợ quê” là hoạt động điểm nhấn, diễn ra từ ngày 27- 29/7, tái hiện không gian chợ quê gắn với ký ức tuổi thơ theo mẹ, theo bà đi chợ, với các món quà quê như bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, kẹo lạc, kẹo dồi, lạc, vừng, ngô luộc, nước vối, nước chè xanh… Tại không gian này, các em thiếu nhi sẽ cùng trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống như làm bút tre huyện Hoài Đức, nặn tò he huyện Phú Xuyên (Hà Nội); không gian trò chơi dân gian truyền thống như bắt trạch trong chum, đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy dây; không gian trò chơi của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức thực hiện chương trình du lịch “Ngày hè của em” dành cho các đoàn khách tham quan, đặc biệt là học sinh cùng giao lưu văn hóa, văn nghệ, xem các hình ảnh về các hoạt động ấn tượng mùa hè năm 2016, 2017 tại Làng. Các đoàn khách còn được trải nghiệm làm gốm cùng đồng bào Chăm, làm bánh bánh tình yêu dân tộc Tà Ôi, làm bánh giày dân tộc Tày hay thổi xôi màu dân tộc Thái…
Trong tháng 7/2018, Ban tổ chức vẫn thực hiện khóa học “Búp sen hồng” tại Quần thể chùa Khmer, Khu làng III, giúp các em nhỏ hiểu những điều hay, ý đẹp về đạo hiếu, đạo làm con, đạo làm người phù hợp với tuổi thơ. Các em cũng được trải nghiệm một số hoạt động hữu ích, rèn luyện kỹ năng nhóm, chơi trò chơi dân gian truyền thống, hoạt động team - buiding sôi động đến các hoạt động trải nghiệm phụ giúp đồng bào dân tộc.
Trong đó, không gian “Tuổi thơ với chợ quê” là hoạt động điểm nhấn, diễn ra từ ngày 27- 29/7, tái hiện không gian chợ quê gắn với ký ức tuổi thơ theo mẹ, theo bà đi chợ, với các món quà quê như bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, kẹo lạc, kẹo dồi, lạc, vừng, ngô luộc, nước vối, nước chè xanh… Tại không gian này, các em thiếu nhi sẽ cùng trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống như làm bút tre huyện Hoài Đức, nặn tò he huyện Phú Xuyên (Hà Nội); không gian trò chơi dân gian truyền thống như bắt trạch trong chum, đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy dây; không gian trò chơi của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức thực hiện chương trình du lịch “Ngày hè của em” dành cho các đoàn khách tham quan, đặc biệt là học sinh cùng giao lưu văn hóa, văn nghệ, xem các hình ảnh về các hoạt động ấn tượng mùa hè năm 2016, 2017 tại Làng. Các đoàn khách còn được trải nghiệm làm gốm cùng đồng bào Chăm, làm bánh bánh tình yêu dân tộc Tà Ôi, làm bánh giày dân tộc Tày hay thổi xôi màu dân tộc Thái…
Trong tháng 7/2018, Ban tổ chức vẫn thực hiện khóa học “Búp sen hồng” tại Quần thể chùa Khmer, Khu làng III, giúp các em nhỏ hiểu những điều hay, ý đẹp về đạo hiếu, đạo làm con, đạo làm người phù hợp với tuổi thơ. Các em cũng được trải nghiệm một số hoạt động hữu ích, rèn luyện kỹ năng nhóm, chơi trò chơi dân gian truyền thống, hoạt động team - buiding sôi động đến các hoạt động trải nghiệm phụ giúp đồng bào dân tộc.
Thanh Giang
TTXVN