Sóc Trăng đang hướng đến nhân rộng mô hình lúa đặc sản hữu cơ và xây dựng theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả. Ảnh : Trung Hiếu - TTXVN |
Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, đến giữa tháng 9, tỉnh đã xuống giống được 353.780 ha lúa, (kế hoạch cả năm là 332.500 ha), đạt 106,4% kế hoạch, đã thu hoạch 287.200ha; năng suất ước đạt 61,90 tạ/ha, sản lượng đạt 1.777.024 tấn (đạt 86% so kế hoạch sản lượng năm 2019). Diện tích lúa đặc sản chiếm trên 50% tổng diện tích xuống giống.
Trong canh tác lúa, nông dân Sóc Trăng đã áp dụng nhiều mô hình canh tác sạch, tiêu chuẩn GlobalGAP, Việt GAP, lúa đặc sản, lúa hữu cơ… nên dù giá lúa từ đầu năm đến nay không tăng nhưng giá trị lợi nhuận vẫn đạt cao. Theo đó, ước tính đạt giá trị trên 15 triệu đồng/ha, giá trị lợi nhuận tương đương khoảng 72% so với giá thành trồng lúa. Đây là mức lợi nhuận rất cao của nhà nông so với các năm gần đây.
Ngoài chuyển đổi các mô hình trồng lúa, Sóc Trăng cũng đang thực hiện nhiều mô hình trồng rau, màu trong nhà lưới cho hiệu quả bước đầu rất tốt. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng được 106 nhà lưới, nhà màng với diện tích là 5,8 ha; tăng 27 nhà lưới so với năm 2018. Các nhà lưới được xây dựng được trồng chuyên canh rau, củ quả sạch, trồng hành tím trong nhà lưới, nhà màng, hạn chế sâu bệnh, mưa dập bước đầu có hiệu quả, đang được nhiều hộ dân quan tâm.
Tỉnh Sóc Trăng hiện cũng đang đầu tư, xây dựng các mô hình hợp tác xã rau an toàn theo mô hình VietGAP như: Hợp tác xã rau an toàn Ngọc Minh ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên với gần 21 ha rau sạch; Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Phát Đạt, xã Châu Khánh, huyện Long Phú với 11,55ha…
Việc sản xuất rau sạch được trồng có kết nối tiêu thụ thông qua thương lái thu gom và các vựa rau, cung cấp qua các cửa hàng bán rau tại địa phương nên việc tiêu thụ hiện khá tốt, giá cả cũng cao hơn từ 1,5 đến gấp 2 lần so với giá rau củ quả không trồng theo hướng an toàn. Lợi nhuận của người trồng qua đó cũng đạt cao hơn nhiều so với việc canh tác thông thường trước đây.
Hơn nữa, chuyển đổi mạnh nhất trong cây trồng là giảm mạnh diện tích trồng mía ở huyện Cù Lao Dung do giá mía cuối niên vụ trước giảm thấp, nông dân trồng mía lỗ nặng nên nông dân đã thực hiện chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác.
Hiện tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống được gần 5.200 ha mía trong kế hoạch 6.100 ha, giảm 27% diện tích, tương đương với giảm 1.919 ha; trong đó, thực hiện chuyển đổi từ cây mía sang cây trồng vật nuôi khác là 1.223,4 ha.
Riêng tại huyện Cù Lao Dung đã chuyển đổi 823 ha mía, huyện Mỹ Tú chuyển đổi 360 ha). Từ diện tích mía, người dân chuyển sang trồng lúa là 87ha, trồng rau màu 337,8 ha, trồng cây ăn trái là 433,6 ha, nuôi thủy sản 140 ha…
Theo ông Nguyễn Thành Phước, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Sóc Trăng, việc chuyển đổi cây trồng, nhất là mía sang trồng cây ăn trái, rau màu, nuôi thủy sản và vật nuôi khác bước đầu cho thấy, đang có hiệu quả cao hơn hẳn so với cây trồng truyền thống, cùng với áp dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình mới đã giúp nhà nông Sóc Trăng cải thiện thu nhập, tiến tới việc xây dựng nhàn hiệu hàng hóa, sản phẩm sạch, an toàn cho thị trường tiêu thụ…
Trong canh tác lúa, nông dân Sóc Trăng đã áp dụng nhiều mô hình canh tác sạch, tiêu chuẩn GlobalGAP, Việt GAP, lúa đặc sản, lúa hữu cơ… nên dù giá lúa từ đầu năm đến nay không tăng nhưng giá trị lợi nhuận vẫn đạt cao. Theo đó, ước tính đạt giá trị trên 15 triệu đồng/ha, giá trị lợi nhuận tương đương khoảng 72% so với giá thành trồng lúa. Đây là mức lợi nhuận rất cao của nhà nông so với các năm gần đây.
Ngoài chuyển đổi các mô hình trồng lúa, Sóc Trăng cũng đang thực hiện nhiều mô hình trồng rau, màu trong nhà lưới cho hiệu quả bước đầu rất tốt. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng được 106 nhà lưới, nhà màng với diện tích là 5,8 ha; tăng 27 nhà lưới so với năm 2018. Các nhà lưới được xây dựng được trồng chuyên canh rau, củ quả sạch, trồng hành tím trong nhà lưới, nhà màng, hạn chế sâu bệnh, mưa dập bước đầu có hiệu quả, đang được nhiều hộ dân quan tâm.
Tỉnh Sóc Trăng hiện cũng đang đầu tư, xây dựng các mô hình hợp tác xã rau an toàn theo mô hình VietGAP như: Hợp tác xã rau an toàn Ngọc Minh ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên với gần 21 ha rau sạch; Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Phát Đạt, xã Châu Khánh, huyện Long Phú với 11,55ha…
Việc sản xuất rau sạch được trồng có kết nối tiêu thụ thông qua thương lái thu gom và các vựa rau, cung cấp qua các cửa hàng bán rau tại địa phương nên việc tiêu thụ hiện khá tốt, giá cả cũng cao hơn từ 1,5 đến gấp 2 lần so với giá rau củ quả không trồng theo hướng an toàn. Lợi nhuận của người trồng qua đó cũng đạt cao hơn nhiều so với việc canh tác thông thường trước đây.
Hơn nữa, chuyển đổi mạnh nhất trong cây trồng là giảm mạnh diện tích trồng mía ở huyện Cù Lao Dung do giá mía cuối niên vụ trước giảm thấp, nông dân trồng mía lỗ nặng nên nông dân đã thực hiện chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác.
Hiện tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống được gần 5.200 ha mía trong kế hoạch 6.100 ha, giảm 27% diện tích, tương đương với giảm 1.919 ha; trong đó, thực hiện chuyển đổi từ cây mía sang cây trồng vật nuôi khác là 1.223,4 ha.
Riêng tại huyện Cù Lao Dung đã chuyển đổi 823 ha mía, huyện Mỹ Tú chuyển đổi 360 ha). Từ diện tích mía, người dân chuyển sang trồng lúa là 87ha, trồng rau màu 337,8 ha, trồng cây ăn trái là 433,6 ha, nuôi thủy sản 140 ha…
Theo ông Nguyễn Thành Phước, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Sóc Trăng, việc chuyển đổi cây trồng, nhất là mía sang trồng cây ăn trái, rau màu, nuôi thủy sản và vật nuôi khác bước đầu cho thấy, đang có hiệu quả cao hơn hẳn so với cây trồng truyền thống, cùng với áp dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình mới đã giúp nhà nông Sóc Trăng cải thiện thu nhập, tiến tới việc xây dựng nhàn hiệu hàng hóa, sản phẩm sạch, an toàn cho thị trường tiêu thụ…
Trung Hiếu