Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu cây trồng.
Xác định nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích là chìa khoá cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, việc thực hiển chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích.
Để nâng cao giá trị sử dụng đất, nhiều nông hộ tại tỉnh Ninh Thuận đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Tại Ninh Thuận, dù chưa vào cao điểm mùa khô hạn nhưng tình trạng nắng nóng kéo dài đã khiến nhiều hồ, ao trên địa bàn dần cạn nước, trơ đáy. Người dân phải chật vật đi tìm nguồn nước tưới để cứu cây trồng, vật nuôi nhằm duy trì sản xuất.
Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát huy hiệu quả thế mạnh từng địa phương với những địa bàn cây trồng kém hiệu quả, lãnh đạo các địa phương đã khuyến khích người dân mạnh dạn đẩy mạnh thay thế cây trồng, vật nuôi khác phù hợp và có hiệu quả hơn.
Hiện nay, nông dân huyện vùng lũ đầu nguồn Cái Bè (Tiền Giang) đang đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây ăn quả đặc sản cho giá trị kinh tế cao như: mít Thái, sầu riêng…
Trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả, một số nông dân ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây đậu tương rau. Bước đầu, hướng đi mới này đã mang lại hiệu quả kinh tế tích cực. Chỉ tính trong vụ Xuân – Hè, trung bình 1.000 m2 đậu tương rau cho năng suất từ 800kg đến hơn 1 tấn, sau khi trừ đi chi phí nông dân còn thu lãi từ 2,5 – 3 triệu đồng, cao hơn gấp đôi so với trồng lúa.
Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong năm 2018, ngành nông nghiệp huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã xuống giống được 4.564 ha cây màu, bằng 108,7% kế hoạch năm; trong đó, chủ yếu là cây màu thực phẩm, với hơn 4.073 ha, tăng 13,2% so kế hoạch năm. Bước đầu, việc chuyển đổi cơ cấu đã cho hiệu quả rất tích cực.