Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang Nguyễn Phúc Thương, năm 2025, tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương.
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải thuộc vùng Nam Trung Bộ, từ lâu được mệnh danh là xứ sở "rừng trầm, biển yến", nơi hội tụ cả ba vịnh biển đẹp, có giá trị rất lớn về nhiều mặt, là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh; có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một tỉnh nông thôn mới giàu đẹp.
Ngày 11/1, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) tổ chức Khai mạc Lễ hội hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ 2025 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản mường vào xuân - Anh Đào khoe sắc” tại đảo Hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ.
Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP, năm 2024, nhiều sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ tiếp tục được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP; trong đó, nhiều sản phẩm mới tham gia đánh giá lần đầu, nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá lại, thăng hạng sao.
Những năm gần đây, huyện Đam Rông đã bứt phá khá ngoạn mục bằng các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như sầu riêng, chuối laba, dứa mật… và đặc biệt là sản phẩm cá tầm đưa nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu.
Nhờ được cấp mã số vùng trồng, nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Phú Thọ đã khẳng định được thương hiệu, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Ngày 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức Ngày hội nông sản Hoài Ân lần thứ 2 nhằm giới thiệu, quảng bá đầy đủ, toàn diện về tiềm năng, thế mạnh sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 293 hợp tác xã; trong đó, có 241 hợp tác xã nông nghiệp. Các hợp tác xã đang phát huy vai trò kinh tế tập thể, thu hút nông dân, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa và phát triển bền vững.
Tối 13/10, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) tổ chức Phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023 nhằm quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương và hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, đưa sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng.
Từ sau ngày 31/12/2024 các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng như của các quốc gia khác muốn vào được thị trường châu Âu thì phải lọt qua cánh cửa hẹp là Quy định không gây mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR – EU Deforestation-free Regulation).
Thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp đang đem lại hiệu quả tích cực và được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo ra hướng đi mới, bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp...
Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa- du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022, ngày 23/12, Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực tiễn và giải pháp thúc đẩy bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành cùng đại diện các sở, ban ngành, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Phương thức sản xuất cà phê hữu cơ đã giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tiết giảm được chi phí, nhờ đó năng cao lợi nhuận cho dòng sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.
UBND thành phố Hà Nội cho biết, Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 2 năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 14-18/12 tại Khu trường đua F1 (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
Tỉnh Gia Lai được thiên nhiên ưu đãi, là vùng đất đai màu mỡ, rộng lớn với 2/3 diện tích là đất đỏ bazan, có điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả, dược liệu, rau hoa chất lượng cao. Người dân Gia Lai đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để cho ra những sản phẩm bước đầu đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước.
Xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp là một trong những giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và bền vững. Do đó, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới các hình thức đặc thù đối với địa danh gắn với tên gọi sản phẩm nhằm khai thác, phát triển danh tiếng của sản phẩm là xu hướng đã và đang được nhiều nước ưu tiên áp dụng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Theo Tỉnh ủy Bến Tre, sau một năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030 cho thấy, nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm không ngừng tăng lên.
Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây Bắc, được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, tạo tiềm năng thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao nói chung và các loại cây ăn quả nói riêng.
Sáng 11/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo góp ý đề án Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ.
Xín Mần là một huyện khó khăn của tỉnh Hà Giang, điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng không được thuận lợi. Để có thể phát triển nông nghiệp một cách bài bản, huyện đã tổ chức xây dựng chương trình trọng tâm và lựa chọn các cây, con có thế mạnh để tập trung chỉ đạo phát triển vùng sản xuất hàng hóa. Chuyển từ canh tác nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, thu hút đầu tư, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp đã giúp nông dân huyện Xín Mần tăng thu nhập.
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu nông sản, tỉnh An Giang đang đẩy mạnh triển khai cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp, qua đó, tạo điều kiện cho nhiều loại nông sản mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tây Nguyên, chiều tối 18/12, tại buổi làm việc với tỉnh Gia Lai, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp ý với lãnh đạo tỉnh Gia Lai nên tận dụng những tiềm năng, diện tích rừng để tạo ra những bước ngoặt, bứt phá về sản phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân, tỉnh triển khai xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo Nghị Quyết số 03-NQ/TU ngày 5/8/2016 của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Đây là một trong những nghị quyết quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Gia Lai có diện tích đất tự nhiên lớn thứ 2 cả nước với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng do đồi núi, cao nguyên và thung lũng tạo thành. Những kiểu địa hình này đã tạo nên cho vùng đất Bắc Tây Nguyên những nét đặc trưng rất riêng về sản vật, sản phẩm nông nghiệp cũng như danh lam thắng cảnh.
Sau 2 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, Hà Giang đã đánh giá, phân hạng được 120 sản phẩm, trong đó có 118 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 đến 4 sao, hai sản phẩm OCOP cấp Quốc gia đạt 5 sao.
Ngày 29/9, tại phường Đình Bảng, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND thị xã Từ Sơn tổ chức Lễ công bố văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm nông nghiệp và làng nghề thị xã Từ Sơn. Đây là một trong những hoạt động nằm trong nội dung của Đề án "Xây dựng, quản lý, quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020".
22 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu thuộc 4 nhóm sản phẩm: chủ lực, đặc trưng, tiềm năng và sản phẩm mới có tiềm năng đã được tỉnh Bắc Giang tôn vinh tại Lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần II, năm 2019 và Trao giải Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ VIII, tổ chức ngày 30/10, tại thành phố Bắc Giang.
Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, với sự tác động của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ngành công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản đã từng bước được nâng cao năng lực. Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 11 dự án đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp với tổng mức đầu tư trên 11.415 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động.