Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn tới.
Từ năm 2019 đến năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã thực hiện ký 42 hợp đồng và ký các phụ lục hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng có lưu vực nội tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo quy định. Qua đó, mang lại nguồn thu hơn 1.590 tỷ đồng, tương đương gần 320 tỷ đồng/năm.
Chỉ cần dạo bước qua một khu rừng ở nước Mỹ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc nấm với đủ hình dạng, kích thước và màu sắc kỳ lạ. Đây là một phần của "vương quốc" nấm rộng lớn, một thế giới sống ẩn mình dưới lòng đất lẫn trên mặt đất.
Là tỉnh miền núi, diện tích đất có rừng của Lào Cai chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua, Lào Cai đã từng bước thay đổi tư duy nhận thức cho người dân về phát triển ngành lâm nghiệp từ trồng rừng khai thác lâm sản sang phát triển rừng để thu lợi từ giá trị đa dụng của rừng, khiến rừng thực sự trở thành "vàng". Đây là hướng đi hiệu quả vừa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vừa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi kết hợp rừng - thủy sản để ứng phó với tác động xấu của biến đổi khí hậu, nhất là tình hình nắng nóng gay gắt như hiện nay. Mô hình sản xuất này vừa đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế vừa tạo sự bền vững hệ sinh thái vùng ngập mặn của tỉnh.
Ngày 15/4, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Pù Nhi, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, sau nhiều ngày xác minh, đấu tranh, theo dõi mật phục, đơn vị đã tiếp cận, bao vây và bắt quả tang nhóm 5 đối tượng có hành vi dùng cưa xăng khai thác gỗ rừng tự nhiên trái pháp luật. Các đối tượng gồm Hơ Văn Va (sinh năm 1996), Hơ Văn Cấu (sinh năm 1987), Hơ Văn Di (sinh năm 1976), Hơ Văn Lênh (sinh năm 1993), đều trú tại bản Cơm, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát; Gia Văn Va (sinh năm 1984), trú ở bản Lốc Há, xã Nhi Sơn (Mường Lát).
Bước vào mùa khô 2024, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến 61.000 ha rừng của tỉnh Khánh Hòa đối mặt với nguy cơ cháy cao. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, diện tích rừng có nguy cơ cháy cao nói trên gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu tại hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
Trên địa bàn tỉnh có 6 khu vực nguy cơ cháy rừng ở mức cấp IV (nguy hiểm) gồm: Khu vực rừng Bạch đàn Đoàn Kinh tế Quốc phòng 959; Khu A4 Vườn Quốc gia Tràm Chim; Khu vực cặp lộ Kênh Hội Kỳ Nhất thuộc Rừng phòng hộ môi sinh Bắc Tháp Mười, huyện Tháp Mười; Trại giống Động Cát (Lô 3 khoảnh 4); Khu Di tích Gò Tháp (khu vực sau đền thờ, khu kêu gọi đầu tư); Rừng tràm Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh).
Tỉnh Bình Phước quyết định chuyển mục đích sử dụng đối với hơn 46 ha rừng sản xuất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).
Trước thông tin trái chiều về việc khai thác hàng trăm héc ta rừng để làm hồ chứa nước, ngày 6/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận tổ chức khảo sát điểm sẽ triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận); đồng thời, giải đáp một số thông tin việc khai thác rừng để làm hồ chứa nước và tầm quan trọng của việc xây dựng hồ này.
Thay vì chỉ tìm cách khai thác tận diệt tài nguyên từ rừng, nay nhiều người dân ven rừng, nhất là các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn, đã tìm đến những nguồn sinh kế bền vững đi cùng phát triển, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng.
Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bình Thuận phối hợp các công ty lữ hành và các đơn vị truyền thông thực hiện chương trình khảo sát sản phẩm du lịch mới và hướng đến xây dựng sản phẩm du lịch xanh về rừng - thác - hồ tại địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh.
Tỉnh Kon Tum hiện có gần 611.000 ha rừng, trong đó có hơn 547.580 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Diện tích rừng tại Kon Tum có nhiều giá trị về kinh tế, phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học…, vì vậy các cánh rừng nơi đây luôn trong tình trạng “báo động”.
Công an tỉnh Phú Yên đang điều tra làm rõ việc rừng ở khu vực xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa) bị chặt phá. Mặc dù vậy, một số tiểu khu tại địa phương này vẫn xảy ra tình trạng cây rừng bị đốn hạ, cưa xẻ trái pháp luật.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh”. Để thực hiện đề án này, tỉnh sẽ chi 305,565 tỷ đồng cho các hoạt động từ năm 2021 đến năm 2024.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có 6 đơn vị chủ rừng thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho người dân với tổng diện tích gần 11.500 ha. Đây được xem là cách làm hiệu quả để quản lý, bảo vệ rừng bền vững, đồng thời giúp người dân kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Yên Bái có trên 480.000 ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 70% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Phát huy thế mạnh từ rừng, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết chuỗi giá trị rừng trồng nhằm duy trì vững chắc độ che phủ và phát triển mạnh mẽ kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn.
Nhiều diện tích đất đai tại một số địa phương tỉnh Đắk Nông đã được người dân cư trú, sản xuất ổn định nhưng vẫn thuộc quy hoạch ba loại rừng. Tình trạng này kéo dài nhiều năm đã gây ra nhiều khó khăn trong quản lý dân cư, quản lý bảo vệ rừng nên cần sớm được xử lý, điều chỉnh.
Chiều 22/4, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tổng kết dự án "Rừng và đồng bằng Việt Nam". Đây là dự án do USAID tài trợ với kinh phí 31,4 triệu USD; Tổ chức Winrock International thực hiện trong giai đoạn 2012 – 2021.
Việc phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trên thế giới có thể giúp hấp thụ hơn 5 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm - tương đương với lượng khí thải mà Mỹ phát thải hằng năm.
Vùng biên Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) từ đầu năm 2019 đến nay vẫn là điểm nóng của tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép. Từ đường thủy đến đường bộ, bất chấp sự truy quét quyết liệt của lực lượng chức năng, các đối tượng vận chuyển gỗ lậu vẫn lén lút, sử dụng nhiều loại phương tiện để “ăn hàng”.
Nhận thức rõ những lợi ích từ việc giữ rừng, người dân thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên (Lai Châu) luôn làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Rừng được bảo vệ đã góp phần đảm bảo nguồn nước tưới cho cánh đồng lúa thị trấn, mang lại hệ sinh thái môi trường trong lành và lợi ích kinh tế cho bà con trong vùng.
Ngày 18/1, Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) phối hợp với Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về quản trị rừng, thực thi lâm luật và thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) tổ chức Diễn đàn "Các tổ chức xã hội và giám sát quản trị rừng".
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tiềm năng về đất đai, mặt nước và khí hậu. Kể từ khi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu được ban hành, công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo của 58 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, trong giai đoạn 2012-2017, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng 38.276 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên 18.931 ha, rừng trồng 15.821 ha và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 3.524 ha.
Ngày 27/9, tại Hà Nội, dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2” đã tổ chức hội thảo “Tham vấn quốc gia về văn kiện Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ER-PD)” nhằm lấy ý kiến lần cuối để hoàn hiện Văn kiện trước khi chính thức gửi Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp (FCPF) vào cuối tháng 11/2017 và bảo vệ tại cuộc họp Quỹ Carbon (CF16) vào tháng 12/2017.