Nguyên nhân sản lượng gỗ khai thác tăng là do được giá và diện tích đến kỳ khai thác, chủ yếu là cây keo lai. Hiện nay, giá gỗ keo tại nơi trồng ít nhất 1,1 triệu đồng/m3, tăng 50.000 đồng/m3 so với đầu năm.
Những năm gần đây, giá gỗ rừng trồng tăng đã khuyến khích các doanh nghiệp và người dân mở rộng diện tích trồng rừng kinh tế trên đất gò đồi và đất nông nghiệp bạc màu để nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường sinh thái. Theo tính toán của những người trồng rừng, tùy thuộc vào vùng đất, trung bình mỗi ha trồng cây keo cần vốn đầu tư từ 20 triệu đến 25 triệu đồng và sau từ 5 đến 7 năm, người trồng rừng thu lãi ít nhất 40 triệu đồng/ha trở lên.
Theo ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, 7 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm tỉnh Phú Yên trồng hơn 4.000 ha rừng kinh tế, chủ yếu là cây keo lai và từ năm 2015 đến nay khai thác ít nhất 40.000 m3 gỗ/năm trở lên.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gỗ rừng trồng, giảm chi phí vận chuyển, tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện cho hai doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng hai nhà máy chế biến gỗ tại Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu và huyện miền núi Đồng Xuân có tổng công suất khoảng 250.000 tấn/năm. Cùng với sản xuất gỗ dăm, trong năm nay các nhà máy này sẽ chuyển sang sản xuất thêm viên nén từ gỗ để nâng cao giá trị và xuất khẩu./.
Những năm gần đây, giá gỗ rừng trồng tăng đã khuyến khích các doanh nghiệp và người dân mở rộng diện tích trồng rừng kinh tế trên đất gò đồi và đất nông nghiệp bạc màu để nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường sinh thái. Theo tính toán của những người trồng rừng, tùy thuộc vào vùng đất, trung bình mỗi ha trồng cây keo cần vốn đầu tư từ 20 triệu đến 25 triệu đồng và sau từ 5 đến 7 năm, người trồng rừng thu lãi ít nhất 40 triệu đồng/ha trở lên.
Tính đến đầu tháng 9 năm nay, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ở tỉnh Phú Yên đạt hơn 51.250 m3, tăng 31,9% so cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa: baobackan.org.vn |
Theo ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, 7 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm tỉnh Phú Yên trồng hơn 4.000 ha rừng kinh tế, chủ yếu là cây keo lai và từ năm 2015 đến nay khai thác ít nhất 40.000 m3 gỗ/năm trở lên.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gỗ rừng trồng, giảm chi phí vận chuyển, tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện cho hai doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng hai nhà máy chế biến gỗ tại Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu và huyện miền núi Đồng Xuân có tổng công suất khoảng 250.000 tấn/năm. Cùng với sản xuất gỗ dăm, trong năm nay các nhà máy này sẽ chuyển sang sản xuất thêm viên nén từ gỗ để nâng cao giá trị và xuất khẩu./.
Thế Lập