Quảng bá du lịch Đắk Lắk tại Hà Nội

Đội chiêng buôn Akô Dhông thuộc phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) luôn gìn giữ những nét riêng biệt của dân tộc Ê-đê, vừa có nét cổ xưa, vừa có nét hiện đại nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như thu hút khách du lịch. Ảnh: Hoài Thu - TTXV
Đội chiêng buôn Akô Dhông thuộc phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) luôn gìn giữ những nét riêng biệt của dân tộc Ê-đê, vừa có nét cổ xưa, vừa có nét hiện đại nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như thu hút khách du lịch. Ảnh: Hoài Thu - TTXV

Chiều 1/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch tại Hà Nội. Đông đảo đại diện các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội cùng tham dự...

Quảng bá du lịch Đắk Lắk tại Hà Nội ảnh 1Đội chiêng buôn Akô Dhông thuộc phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) luôn gìn giữ những nét riêng biệt của dân tộc Ê-đê, vừa có nét cổ xưa, vừa có nét hiện đại nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như thu hút khách du lịch. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên, có 49 dân tộc anh em sinh sống, cụ thể là Ê-đê, M’nông, J’rai, Mường, Tày..., trong đó các dân tộc thiểu số tại chỗ có những đặc trưng văn hóa riêng biệt của vùng Tây Nguyên như: Trường ca Đam San, Xinh Nhã, Đăm Di, truyền miệng, ngôn ngữ nói, chữ viết của người Êđê, người M'nông... Niềm tự hào là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các Di sản Văn hóa vật thể nổi tiếng như: Các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tượng... thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc chung sống trong khu vực Tây Nguyên. Cùng với nét độc đáo trong văn hóa, Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trưng, được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Hội voi, Lễ hội văn hóa cồng chiêng, Lễ cúng bến nước, Lễ bỏ mả…

Tỉnh Đắk Lắk còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn có khả năng đầu tư, khai thác phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào địa hình cảnh quan đẹp, đa dạng của địa hình đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, hệ thống thác ghềnh hùng vĩ như: Thác Dray Nur, Dray Sáp Thượng, Thuỷ Tiên, Bìm Bịp, Dray K’nao…, những hồ chứa nước lớn cùng một hệ sinh thái đa dạng, đặc trưng của Vườn Quốc gia Yok Don, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Rừng Lịch sử Văn hóa Môi trường hồ Lắk, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô...

Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho biết: Với những tiềm năng và lợi thế trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để thu hút đầu tư, phát triển các loại hình du lịch. Tỉnh đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tiến hành khảo sát, xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nông nghiệp, làng nghề, du lịch trải nghiệm cà phê, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh…, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Đắk Lắk.

Định hướng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn; ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái, nông nghiệp, cộng đồng, di tích văn hoá, lịch sử, làng nghề. Tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vườn rừng kết hợp du lịch trải nghiệm, nông nghiệp kết hợp với du lịch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch (huyện Lắk, huyện Buôn Đôn, thành phố Buôn Ma Thuột). Đắk Lắk xây dựng Đề án phát triển thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố Cà phê của thế giới”; phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương gắn với các di tích quốc gia. Tỉnh xây dựng và triển khai mô hình sản phẩm du lịch thân thiện với voi nhằm tìm hiểu về đặc tính sinh hoạt hàng ngày của voi, ngắm voi từ xa; theo dõi voi ăn, tắm, ngủ, nghỉ; đi dạo cùng voi trong rừng Yok Don, Rừng Lịch sử Môi trường hồ Lắk, trong Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk…

Tại buổi quảng bá, xúc tiến du lịch Đắk Lắk, đại diện Tổng cục Du lịch và các doanh nghiệp lữ hành đã trao đổi, đóng góp cho sự phát triển du lịch, hỏi đáp thông tin để cùng trao đổi, giới thiệu sản phẩm, các chương trình, dịch vụ và kết nối tour…

Đinh Thuận

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm