Lễ công bố ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ công bố ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tối 1/2 (tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023 đã được tổ chức.

Lễ công bố ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ảnh 1Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng (bên phải) trao chứng nhận “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh; lãnh đạo các ngành, địa phương trong tỉnh cùng đông đảo du khách thập phương và nhân dân đã dự lễ.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định: tỉnh Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh.

Lễ công bố ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ảnh 2Lễ hội truyền thống Đền Đông Cuông giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Toàn tỉnh hiện có 132 di tích được xếp hạng; 714 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 4 di sản được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Mới đây, ngày 16/01/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL chính thức ghi danh Lễ hội truyền thống đền Đông Cuông vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Lễ hội truyền thống đền Đông Cuông giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Bản sắc văn hóa trong Lễ hội đền Đông Cuông đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt. Là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một sản phẩm văn hóa - du lịch tâm linh độc đáo được tổ chức thường niên, mang thương hiệu riêng của huyện Văn Yên và tỉnh Yên Bái.

Tại buổi Lễ, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ công bố ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ảnh 3Nghi lễ dâng hương tại Lễ hội Đền Đông Cuông. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Trao Quyết định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề nghị tỉnh Yên Bái xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội đền Đông Cuông; tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của Lễ hội; lập quy hoạch tổng thể, quan tâm hoàn thiện hạ tầng giao thông, cảnh quan môi trường sinh thái cùng với tu bổ, tôn tạo Di tích đền Đông Cuông; thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến thực hành tín ngưỡng, công tác tổ chức, hoạt động lễ hội…

Tiếp sau Lễ công bố và trao Quyết định chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia là chương trình nghệ thuật đặc sắc, hoành tráng với chủ đề “Linh thiêng thánh Mẫu Thượng Ngàn”, gồm 3 chương: Múa kịch sử thi Truyền tích mẫu Đông Cuông với màn nhạc vũ kịch kết hợp âm nhạc, múa giới thiệu về truyền tích Mẫu Đông Cuông và đền Đông Cuông; “ Linh thiêng đất Mẫu” với màn múa, hát chèo Văn Yên vào hội, màn hát múa Giá Mẫu Đông Cuông; “Văn Yên ngày mới” thể hiện bằng các tác phẩm hát, múa hiện đại ca ngợi mùa Xuân, ca ngợi quê hương Văn Yên, Yên Bái đang từng ngày khởi sắc. Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, diễn viên chuyên và không chuyên của Trung ương và địa phương.

Điểm đặc biệt trong Lễ hội đền Đông Cuông năm nay là sau lễ rước Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia từ khu vực sân khấu vào trong Đền chính có sự kết hợp giữa màn diễu rước và màn múa xòe Tày cổ hầu Mẫu tại khu vực sân chính của đền với sự tham gia của 300 phụ nữ dân tộc Tày Khao của hai xã Tân Hợp và Đông Cuông, đem đến cho nhân dân và du khách ấn tượng đặc biệt về sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Tày từ lâu đời trên vùng đất thượng lưu sông Hồng.

Đông Cuông là ngôi đền cổ nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Từ lâu, Đông Cuông đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia.

Ngôi đền là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, cũng là nơi thờ các vị anh hùng dân tộc đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII và các vị thủ lĩnh người Tày, người Dao đã anh dũng hy sinh trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm Giáp Dần 1914.

Lễ công bố ghi danh Lễ hội đền Đông Cuông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia ảnh 4Nhiều tiết mục văn hoá văn nghệ đặc sắc tại Lễ hội. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Với sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành và nhân dân, đến nay, đền Đông Cuông đã có diện mạo khang trang, bề thế, phong quang, sạch đẹp, thể hiện được sự uy nghiêm, linh thiêng, được đông đảo du khách ghi nhận, đánh giá cao khi đến tham quan, chiêm bái.

Chương trình Lễ hội đền Đông Cuông diễn ra trong hai ngày 1-2/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng) với nhiều hoạt động đặc sắc khác như: Nghi lễ dâng trâu tế thần theo truyền thống tại cây mít cổ thụ trước cửa đền chính - đền Đông Cuông; Lễ dâng Chúc văn; nghi lễ rước Mẫu sang sông; nghi lễ cúng chính tiệc và các hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi…, tạo không khí tưng bừng phấn khởi cho nhân dân những ngày đầu Xuân mới.

Việt Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Đặc sắc lễ hội Báo bản làng Nộn Khê

Cứ vào tháng Giêng hằng năm, làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ hội Báo bản. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình về quy mô và một số lễ thức, có ý nghĩa báo đáp công đức tiền nhân, ông cha, những người có công khai khẩn đất đai, lập dựng xóm làng. Lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Ngày 4/2, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ 27 năm 2025 nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Lào Cai đang là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong những ngày đầu Xuân năm mới. Đến với vùng biên cương Tổ quốc, du khách không thể bỏ qua những trải nghiệm độc đáo khi tham dự các lễ hội Xuân, cùng đồng bào hòa mình vào không khí rộn ràng mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, Lễ hội xuống đồng (Roóng Poọc) của người dân tộc Giáy ở xã Quang Kim, huyện biên giới Bát Xát là một điểm nhấn văn hóa đã được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ, hàm chứa ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện niềm tự hào về bản sắc dân tộc.

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, phản ánh không khí Tết, phong tục tập quán ngày Tết được phục dựng ở nhiều địa phương tỉnh Ninh Bình.

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Tối 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh năm 2025”.

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Chiều 1/2 (tức ngày 4 Tết năm Ất Ty), tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ hội Kéo co Hữu Chấp- một trong những lễ hội được tổ chức sớm trong năm 2025.

Vòng xòe Đại đoàn kết “Hội Xuân dâng Bác” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Hơn 1.000 người tham gia vòng xòe đoàn kết trong Hội Xuân dâng Bác

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 1/2, tại Quảng trường Tây Bắc, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) tổ chức Hội Xuân dâng Bác với chủ đề “Mừng đất nước đổi mới - Mừng Đảng quang vinh”. Trước giờ khai hội, lãnh đạo thành phố Sơn La đã đến dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.

Các đội đang tập trung chuẩn bị xuất phát. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Hơn 2.000 người tranh tài đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Ngày 1/2, tại xã Mỹ Thuận, UBND huyện Mỹ Tú phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Giải bơi đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2025), qua đó thể hiện tinh thần vui tươi, đoàn kết của các dân tộc thiểu số chào mừng năm mới Xuân Ất Tỵ.

Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Nằm ở phía Bắc huyện Yên Thành (Nghệ An), đình Sừng thuộc miền đất cổ làng Quỳ Lăng (xã Lăng Thành) là một kiến trúc cổ có quy mô nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ vào loại bậc nhất ở Nghệ An. Nằm giữa bốn bề sóng lúa xanh mướt, mênh mông, đình Sừng không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, niềm tự hào của người dân quê lúa Yên Thành nói chung, xã Lăng Thành nói riêng. Về đình Sừng, du khách sẽ được mãn nhãn và thả hồn vào nét cổ kính, thâm nghiêm, bình yên và trầm mặc của đình Sừng.