Độc đáo Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh

Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.

Trong ngày 4/2, tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia miếu Tiên Công xã Cẩm La, 35 cụ thượng thọ tròn 80, 90 và 100 tuổi của 3 xã, phường Yên Hải, Phong Cốc, Phong Hải đã được rước trên võng đào ra miếu Tiên Công làm lễ tế các bậc tiên tổ.

potal-le-hoi-ruoc-cu-thuong-o-quang-ninh-7839442.jpg
Các đoàn bê lễ dâng lên các bậc tổ tiên tại miếu Tiên Công. Ảnh: Thanh Vân- TTXVN

Cụ Nguyễn Thanh Quỳnh (80 tuổi), khu 7 phường Phong Cốc chia sẻ, sự kiện hôm nay là bước ngoặt với cụ. Cụ thường xuyên tập luyện thể dục hàng chục năm nay, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để sức khỏe tốt. Cụ hy vọng lễ hội là nơi lan tỏa truyền thống "uống nước nhớ nguồn", tinh thần sống lạc quan để mọi người đều mạnh khỏe, thượng thọ.

potal-le-hoi-ruoc-cu-thuong-o-quang-ninh-7839435.jpg
Heo quay được dâng lên các bậc tổ tiên trong Lễ hội Tiên Công. Ảnh: Thanh Vân- TTXVN

Cụ Lê Đức Khánh (100 tuổi) ở xóm Cống Mương, phường Phong Hải là con cháu họ Lê - dòng họ có lịch sử lâu đời, đóng góp vào quá trình khai hoang, lập ấp trên đảo Hà Nam. Hằng năm, vào dịp lễ hội Tiên Công, con cháu dòng họ Lê cùng các dòng họ khác thực hiện nghi lễ truyền thống để tưởng nhớ công lao của tổ tiên. Qua đó, thế hệ sau hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dòng họ, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương đã góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa ở thị xã Quảng Yên.

potal-le-hoi-ruoc-cu-thuong-o-quang-ninh-7839430.jpg
Danh sách các cụ thượng được rước lên miếu Tiên Công. Ảnh: Thanh Vân- TTXVN

Nhìn dòng người nô nức rước các cụ thượng, bà Bùi Thị Nghiên (89 tuổi) ở khu 1, phường Phong Hải chia sẻ, bà rất phấn khởi và hy vọng bà sẽ tiếp tục được rước lần hai ở tuổi 90.

potal-doc-dao-le-hoi-ruoc-cu-thuong-o-quang-ninh-7839417.jpg
Cụ thượng (90 tuổi) được con cháu bế vào cao đường làm lễ cáo yết với tổ tiên. Ảnh: Thanh Vân- TTXVN

Miếu Tiên Công là nơi thờ phụng 17 vị Tiên Công, họ là những người sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp và đánh cá ven hồ, ven sông Kim Ngưu, ở thành Thăng Long và tỉnh Nam Định. Vào thế kỷ XV, họ cùng gia đình xuôi theo dòng sông Hồng, ra cửa sông Bạch Đằng, dần khám phá ra các gò đất và khai phá, quây đê, lấn biển để có được vùng đảo Hà Nam phát triển như ngày nay. Nghi thức rước các cụ thượng thọ thể hiện tinh thần "kính lão đắc thọ", nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng đảo Hà Nam, khơi dậy tinh thần sống khỏe, sống lành mạnh trong mỗi người dân, là nét văn hóa đặc sắc riêng có của địa phương này. Đặc biệt, năm 2025 là năm đầu tiên lễ hội này tổ chức rước tập thể các cụ thượng ở các xã, phường.

potal-doc-dao-le-hoi-ruoc-cu-thuong-o-quang-ninh-7839412.jpg
Cặp song thọ (vợ chồng 90 tuổi) nắm tay nhau cùng thực hiện lễ cáo lễ cáo yết với tổ tiên, cám ơn tổ tiên đã ban phước thọ, đồng thời cầu xin thêm thọ, an khang thịnh vượng cho con cháu trong gia đình dòng họ. Ảnh: Thanh Vân- TXTVN

Ông Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch thị xã Quảng Yên cho biết, năm nay có khoảng 200 cụ ở 3 xã, phường vùng đảo Hà Nam thượng thọ ở độ tuổi 80, 90 và 100. Song, do sức khỏe nên có 35 cụ ở 3 phường được rước tập thể (Yên Hải có 16 cụ, Phong Cốc 11 cụ, Phong Hải 8 cụ). Đây dịp để người dân ôn lại truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tôn vinh những người đã đặt nền móng cho vùng đất Hà Nam phát triển. Đây cũng là một hoạt động trọng điểm của thị xã Quảng Yên hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2025, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương.

Lễ hội "rước cụ Thượng" ở Quảng Ninh. Video-clip: Thanh Vân

Lễ hội còn là minh chứng sinh động cho truyền thống tôn vinh người cao tuổi, một nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, khẳng định vai trò và ý nghĩa của lễ hội trong đời sống tinh thần của người dân; cơ hội để cộng đồng gắn kết, giáo dục truyền thống và quảng bá nét đẹp văn hóa độc đáo của Quảng Ninh tới du khách.

Thanh Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Người dân nô nức đi chợ Viềng “mua may, bán rủi”

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân tại tỉnh Nam Định lại tổ chức chợ Viềng với mục đích “mua may, bán rủi”. Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tin, ước vọng của người dân về một năm mới tốt lành. Đông đảo người dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận đã nô nức tham gia tạo nên không khí rộn ràng những ngày đầu Xuân.

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Hấp dẫn Giải leo núi Tà Cú - Bình Thuận mở rộng năm 2025

Ngày 4/2, UBND huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận mở rộng lần thứ 27 năm 2025 nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Bản làng người Giáy tưng bừng mở hội xuống đồng

Lào Cai đang là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong những ngày đầu Xuân năm mới. Đến với vùng biên cương Tổ quốc, du khách không thể bỏ qua những trải nghiệm độc đáo khi tham dự các lễ hội Xuân, cùng đồng bào hòa mình vào không khí rộn ràng mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, Lễ hội xuống đồng (Roóng Poọc) của người dân tộc Giáy ở xã Quang Kim, huyện biên giới Bát Xát là một điểm nhấn văn hóa đã được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ, hàm chứa ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện niềm tự hào về bản sắc dân tộc.

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Tung tăng thổ cẩm du Xuân

Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, phản ánh không khí Tết, phong tục tập quán ngày Tết được phục dựng ở nhiều địa phương tỉnh Ninh Bình.

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Tối 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh năm 2025”.

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Chiều 1/2 (tức ngày 4 Tết năm Ất Ty), tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ hội Kéo co Hữu Chấp- một trong những lễ hội được tổ chức sớm trong năm 2025.

Vòng xòe Đại đoàn kết “Hội Xuân dâng Bác” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Hơn 1.000 người tham gia vòng xòe đoàn kết trong Hội Xuân dâng Bác

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 1/2, tại Quảng trường Tây Bắc, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) tổ chức Hội Xuân dâng Bác với chủ đề “Mừng đất nước đổi mới - Mừng Đảng quang vinh”. Trước giờ khai hội, lãnh đạo thành phố Sơn La đã đến dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.

Các đội đang tập trung chuẩn bị xuất phát. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Hơn 2.000 người tranh tài đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Ngày 1/2, tại xã Mỹ Thuận, UBND huyện Mỹ Tú phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Giải bơi đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2025), qua đó thể hiện tinh thần vui tươi, đoàn kết của các dân tộc thiểu số chào mừng năm mới Xuân Ất Tỵ.

Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Nằm ở phía Bắc huyện Yên Thành (Nghệ An), đình Sừng thuộc miền đất cổ làng Quỳ Lăng (xã Lăng Thành) là một kiến trúc cổ có quy mô nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ vào loại bậc nhất ở Nghệ An. Nằm giữa bốn bề sóng lúa xanh mướt, mênh mông, đình Sừng không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, niềm tự hào của người dân quê lúa Yên Thành nói chung, xã Lăng Thành nói riêng. Về đình Sừng, du khách sẽ được mãn nhãn và thả hồn vào nét cổ kính, thâm nghiêm, bình yên và trầm mặc của đình Sừng.

Trong tâm thức của ngư dân, tàu thuyền là ngôi nhà thứ 2 nên dịp Tết đến xuân về, các phương tiện tàu, thuyền đều được trang trí mang không khí ấm áp của mùa xuân. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Về miền biển Ngọc Bích xem ngư dân thực hiện phong tục “nhúng giã” đầu năm

Nghề biển là nghề truyền thống có từ gần 100 năm qua của ngư dân xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Từ trong lao động sản xuất, ngư dân tạo lập nên nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang đậm nét đặc trưng của cư dân miền biển như: Phong tục cúng thuyền đêm giao thừa, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư..., trong đó tục "nhúng giã" là một nghi thức độc đáo, được thực hiện đầu năm, mang ý nghĩa xuất hành, khai mở cửa biển, cầu mong năm mới với những chuyến vươn khơi gặp may mắn, biển lặng, an yên, thuận lợi và cho nhiều hải sản.

Anh Lê Ngọc Dư thổi hồn nghệ thuật vào những “đốt tre”

Anh Lê Ngọc Dư thổi hồn nghệ thuật vào những “đốt tre”

Những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre và khu vườn của anh Lê Ngọc Dư, sinh năm 1987, ở xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh thu hút đông khách du lịch đến chụp hình, mua sản phẩm độc lạ.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Du xuân - về thăm Di tích Lam Kinh

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mang kiến trúc triều đình đặc trưng cùng với những trầm tích mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa, Lam Kinh đã trở thành khu di tích mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh thiêng liêng của dân tộc.

Màn múa rồng tại lễ hội Thành Bản Phủ. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Điện Biên - miền đất nhiều lễ hội độc đáo đầu năm mới

Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 50 lễ hội ở 3 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề. Đây đều là những lễ hội độc đáo mang giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.