Vùng Đông Bắc cần tăng cường xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, di sản; xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng dài hạn, chuyên nghiệp để tạo bứt phá phát triển du lịch... Đây là những nội dung được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 3/11.
Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.
Từ ngày 1/3 đến ngày 31/3, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), sẽ diễn ra các hoạt động tháng 3 với chủ đề “Tuổi trẻ với văn hóa truyền thống” với các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hoá dân tộc, cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang không khí của mùa xuân, sức trẻ góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền.
Đầu năm 2025, tại nhiều địa phương tỉnh Hòa Bình đã tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Với định hướng phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư hạ tầng trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, Khu du lịch có nhiều tiềm năng... Từ đó, du lịch Hòa Bình đang dần trở thành điểm đến thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm.
Lễ hội Tiên Công hay lễ “rước người” là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam duy trì, tổ chức với quy mô khá lớn. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5-7 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ các vị Tiên Công có công khám phá, khai khẩn, lập hòn đảo Hà Nam trù phú, thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Đây cũng là thời điểm để con cháu mừng thọ các cụ thượng thọ với lễ rước lên miếu Tiên Công.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang Trương Quang Hải, thời gian tới, tỉnh thực hiện nhiều giải pháp phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2025 thu hút được khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt khoảng 3.000 tỷ đồng; đến năm 2030 thu hút được 7.5 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt 7.500 tỷ đồng.
“Du lịch văn hóa” là chủ đề của Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội năm 2023. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội với sự tham gia của trên 50 tỉnh, thành phố của Việt Nam, 15 quốc gia và vùng lãnh thổ; quy mô 450 gian hàng.
Ngày 16/3 tại Khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang (thành phố Bắc Giang), Công ty Cổ phần khai thác và dịch vụ du lịch SGO phối hợp với Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Khai trương tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang.
Tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, của cả hệ thống chính trị về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp; từng bước xây dựng trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Phan Văn Giàu, năm 2021, dự báo tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến lượng khách du lịch, nhất là khách quốc tế tới tham quan, du lịch tại tỉnh. Do đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nỗ lực khắc phục khó khăn, huy động nguồn lực để khôi phục lại hoạt động du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi. Ngành đặt mục tiêu tổng lượng khách đến tham quan trong năm 2021 đạt 800.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 15.000 lượt, khách nội địa đạt 785.000 lượt. Doanh thu từ du lịch đạt 290 tỷ đồng.
Ngày 9/1, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành Du lịch đến năm 2030”. Hội thảo là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu, chuyên gia trao đổi, thảo luận tìm giải pháp phát triển du lịch văn hóa đạt hiệu quả kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp vào vào tổng sản phẩm GRDP của Thành phố.
Cùng với các loại hình du lịch biển, trong những năm qua, Bình Thuận chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với các lễ hội từ lâu đã thành “điểm hút” khách du lịch đến với Bình Thuận.
Phát huy tiềm năng, lợi thế về hệ thống di tích lịch sử, văn hóa của địa phương, những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch văn hóa, kết nối di tích với các danh lam thắng cảnh để thu hút du khách tới tham quan, tìm hiểu.
Gia Lai là địa bàn có nhiều danh lam thắng cảnh cùng với những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa. Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn là địa bàn nằm ở vị trí địa lý lý tưởng - ngã ba Đông Dương. Vùng đất Bắc Tây Nguyên này được đánh giá là điểm đến du lịch đầy tiềm năng. Tỉnh Gia Lai đang tập trung mọi nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành các điểm du lịch văn hóa - sinh thái hấp dẫn.