Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa vùng Đông Bắc chất lượng, không trùng lặp

Vùng Đông Bắc cần tăng cường xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, di sản; xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng dài hạn, chuyên nghiệp để tạo bứt phá phát triển du lịch... Đây là những nội dung được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 3/11.

vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684945.jpg
Tấu kèn pí lè trong trích đoạn đoán khách mừng đám cưới dân tộc Dao, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đặng Ân cho biết, Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển” nhằm mục đích trao đổi, phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng Đông Bắc trong giai đoạn hiện nay. Thông qua Hội thảo, các tỉnh trong vùng tiếp thu ý kiến, đề xuất của các đại biểu, nhà khoa học về giải pháp liên kết, khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch để phát triển kinh tế địa phương vùng Đông Bắc trong thời gian tới...

vna_potal_hoi_thao_khoa_hoc_“du_lich_van_hoa_vung_dong_bac_-_khoi_nguon_va_phat_trien”_7685015.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đặng Ân phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Tại Hội thảo, đại diện các tỉnh trong khu vực, nhà quản lý văn hóa, du lịch thống nhất khẳng định, vùng Đông Bắc sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng, kỳ vĩ, giúp nhiều địa phương trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn. Khu vực này cũng là nơi tập trung sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc ít người mang các sắc màu văn hoá khác nhau, đa dạng về bản sắc và cá tính độc đáo.

vna_potal_hoi_thao_khoa_hoc_“du_lich_van_hoa_vung_dong_bac_-_khoi_nguon_va_phat_trien”_7685016.jpg
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Đặc biệt, vùng có một hệ thống di tích lịch sử cách mạng và là nơi tập trung sinh sống của các dân tộc thiểu số với một kho tàng văn hóa đặc sắc có thể liên kết tạo chuỗi giá trị chung cho toàn vùng. Vì vậy, việc phát triển các chương trình, sản phẩm du lịch địa phương vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính liên kết gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá là một vấn đề quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai ở mỗi địa phương, cũng như toàn vùng Đông Bắc.

vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684940.jpg
Múa Sư tử truyền thống dân tộc Nùng với tựa đề "Đón Xuân" của đoàn Lạng Sơn tham dự liên hoan. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684944.jpg
Phần trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684947.jpg
Tiết mục hát Sli Sình làng "Tời tời ơn Đảng - Đời đời ơn Đảng" của học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn dự liên hoan. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng Đông Bắc, gắn với phát triển du lịch đang được các địa phương quan tâm. Hơn nữa, hiện nay khách du lịch có xu hướng ưa thích tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm văn hóa, lễ hội, lối sống địa phương, thưởng thức ẩm thực, sản vật vùng miền… Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa vùng Đông Bắc.

vna_potal_lien_hoan_van_nghe_quan_chung_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684943.jpg
Múa Sư tử truyền thống dân tộc Nùng với tựa đề "Đón Xuân" của đoàn Lạng Sơn tham dự liên hoan. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
vna_potal_lien_hoan_van_nghe_quan_chung_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684954.jpg
Phần trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684939.jpg
Phần trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Tuy nhiên, hiện phần lớn các địa phương trong vùng còn gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm đặc thù nói riêng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá của địa phương. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch văn hoá chưa được đầu tư đúng tầm dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch thiếu sức hút. Nhiều chương trình du lịch văn hoá còn đơn điệu và trùng lặp, dịch vụ du lịch chất lượng thấp, ít hấp dẫn...

vna_potal_ngay_hoi_van_hoa_the_thao_va_du_lich_cac_dan_toc_vung_dong_bac_thi_trinh_dien_ky_nang_huong_dan_vien_du_lich_va_thi_keo_co__7685039.jpg
Thi trình diễn kỹ năng hướng dẫn viên du lịch tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Từ thực tế trên, đại diện các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, doanh nghiệp làm du lịch cho rằng, các tỉnh trong vùng Đông Bắc cần có cơ chế chính sách trong bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch có tính khả thi nhằm kêu gọi các dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Đặc biệt, các địa phương phải liên kết trong phát triển du lịch văn hóa, xây dựng sản phẩm đặc trưng để không bị trùng lặp, có chất lượng cao, tạo thế cạnh tranh và tạo thương hiệu cho toàn vùng...

Theo Tiến sĩ Lê Văn Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển du lịch Việt (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cần phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Đông Bắc theo hướng chất lượng cao, hấp dẫn, mang thương hiệu đặc thù gắn với di tích văn hóa lịch sử cách mạng như: Pác Pó, ATK chợ Đồn, ATK Định Hóa, Tân Trào... Đồng thời khai thác, phát huy giá trị văn hóa dân tộc bản địa như: Thực hành hát Then, Nghi lễ Nhảy lửa... để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế./.

Vũ Văn Đạt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm