Tối 21/12, UBND thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ Xên đông (cúng rừng) của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ.
Tối 15/3, tại huyện Bình Liêu, nghệ thuật trình diễn dân gian hát soóng cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh được công bố là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Tối 10/12, tại thị xã Tân Châu, An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND thị xã Tân Châu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh di sản văn hoá phi vật thể đối với nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tối 1/2 (tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc Lễ hội năm 2023 đã được tổ chức.
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
Sáng 14/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp Uỷ ban nhân dân thị xã La Gi tổ chức đón nhận quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Dinh Thầy Thím vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Bình Thuận (1992 - 2022).
Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển, nhiều di sản văn hóa ở các địa phương thuộc vùng đất phương Nam được tạo lập, gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ. Trong đó, một số nghề thủ công truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt.
Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những làn điệu dân ca đặc trưng thể hiện dưới hình thức văn nghệ dân gian, đậm đà bản sắc văn hoá, được nâng niu và lưu truyền qua nhiều thế hệ.