Độc đáo hò khoan Lệ Thủy

Độc đáo hò khoan Lệ Thủy
Hò khoan Lệ Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) có nét độc đáo ở một vùng quê chiêm trũng “Chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng”. Từ trong cuộc sống lao động sản xuất, hò khoan Lệ Thủy thể hiện 9 mái đã có từ xa xưa truyền nối. Đó là: Mái chè, mái nện, mái xắp, mái ba, mái ruổi, mái nhì, hò khơi, hò nậu xăm, hò lỉa trâu. Trong 9 làn điệu đó thì hò mái xắp là phổ biến hơn cả dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đối đáp.

Nó diễn ra chủ yếu trong làm việc, hò theo nhịp chân tay, lúc đang nhổ mạ, lúa cấy, đập lúa, rũ rơm, xay thóc, giã gạo hoặc chèo thuyền trên sông, trong lúc đua thuyền hay trong những ngày lễ hội. Phổ biến nhất là giã gạo trên sân nhà, dưới ánh trăng. Hò khoan kích thích quên đi cái mệt nhọc vất vả, quên cái đói cồn cào trong bụng “Đau rên mát, đói hát hay”.
 
CLB nghệ nhân dân ca hò khoan biểu diễn tại hội thi. Ảnh: baoquangbinh.vn
CLB nghệ nhân dân ca hò khoan biểu diễn tại hội thi. Ảnh: baoquangbinh.vn

Nét độc đáo hò khoan Lệ Thủy là một mình hò cũng được, hai người càng hay, càng đông càng tốt; ai cũng làm diễn viên, ai cũng khán giả. Nếu chỉ một mình thì vừa hò cái, vừa hò con. Hai người trở lên thì một người hò cái, nhiều người hò con thể hiện đủ mọi đề tài như: Hò thi nhau, hò trêu tức, hò đố. Hò cái trục trặc, hò con thay hò cái ngay. Hò nối hơi, nối sức, nối trí uyển chuyển linh hoạt. Hò khoan Lệ Thủy là một loại hình sáng tác, vừa biểu diễn sáng tác khớp vào thời gian nhịp điệu, nó không có luật rõ nhưng với điều kiện phải đúng nhịp để ràng buộc.

Bên hò xướng lên một câu bất kỳ đề tài gì, càng hóc búa càng hay, bên kia phải hò đáp lại ngay nếu không nhanh trí thông minh lại thua, bị chê cười. Hò đối đáp như vậy làm cho mọi người cuốn hút, hấp dẫn tìm lời ứng xử nhanh. Đơn cử lối hò sau:

Nữ: Em hỏi anh con chi không chân nó đi khắp rừng, khắp rú.

Con chi không vú nó nuôi chín mười con.


Nam: Con rắn không chân nó đi khắp rừng khắp rú.

Con gà không vú nó nuôi chín, mười con


Nữ: Em giao anh một dải muống chiên

Anh thả xuống hồ cho tươi lại, xin kết nguyền trăm năm


Nam: Thì anh đưa em một ống tre khô

Em trồng cho mau tốt, để chẻ lạt đem qua hồ bó rau;


Cứ như vậy bên xướng, bên đáp, nếu nữ xướng nam không đáp được là thua. Nam đáp hết nữ không xướng ra được là thua.

Hò khoan Lệ Thủy là một thể loại dân gian độc đáo phản ánh mọi mặt của cuộc sống. Tình yêu trai gái, quan hệ vợ chồng, bàn bè...đến các hoạt động khác trong xã hội như: Hò chủ tớ, lính mộ, hò sản xuất, địch vận, hò thợ mộc, thợ nề, thợ may, nậu săm, lỉa trâu...Nó mang tính nhân đạo, tính chiến đấu, tính nhân văn và sự bình đẳng trong xã hội không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, chủ tớ, tuổi tác, nghề nghiệp, quê quán...Nghèo mà hò hơn giàu, tớ mà hò hơn chủ càng được tôn trọng, được tán thưởng, thể hiện tính chân, thiện, mỹ trong cuộc sống con người đời thường.

Hò khoan Lệ Thủy diễn ra phong phú trong mọi lúc, mọi nơi trong những ngày lễ hội của làng, trong bơi đua thuyền truyền thống trên sông nên nhạc cụ cũng rất đơn giản. Hò ở sân đình, ở rạp thì có trống đại, trống chầu, người đi hò giao du có đôi sanh. Nơi đông người mà không có chuẩn bị trước thi đôi tay vỗ vào nhau nhịp nhàng đúng nhịp tạo ra âm thanh hấp dẫn làm nền cho câu hò vừa hay, vừa nhộn làm cho người hò, người nghe thú vị sảng khoái.

Tiếng trống, tiếng sanh hoà với tiếng vỗ tay hoặc tiếng chày giã gạo tạo ra không khí hấp dẫn. Đặc biệt hò đấu trí, hò xấc leo, hò đuổi, hò công kích truy nhau như cuộc đua tài, đua sức. Càng hò, cao trào càng lên cao nhờ vào nhạc cụ trống đại, trống chầu, đội sanh và nhịp điệu vỗ tay rộn ràng không dứt nên hò khoan Lệ Thủy là một hình thức văn nghệ dân gian độc đáo thể hiện bản sắc văn hoá nơi nó sinh ra ở một vùng quê đậm đà, sâu sắc, ngôn ngữ địa phương mộc mạc, chân chất sản sinh từ trong cuộc sống đời thường.

Hò khoan Lệ Thủy phong phú, vạn năng, đa dạng gắn liền với cuộc sống của người dân từ xưa tới nay.

Về nghệ thuật hò khoan Lệ Thủy hết sức độc đáo, sử dụng các biện pháp tu từ, hoán dụ, ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, đồng âm, dị nghĩa, nói lái, nói léo....làm cho ngôn ngữ phong phú tinh tế cuốn hút người nghe. Nó còn độc đáo ở nhạc điệu.

Nghe hò một câu cũng hay, nghe hò nhiều câu cũng không chán. Đặc trưng của âm nhạc trong hò khoan Lệ Thủy là không có nối kết, nối kết của hò con, mở ra nốt đầu cho hò cái, nối kết của hò cái lại mở đầu cho hò con là sự chuyển tiếp thành một dây như một dãy số tuần hoàn trên trục số, không bao giờ dứt. Về nhịp điệu câu chữ trong hò khoan rất linh hoạt. Từ hai nhịp có thể kéo dài ra năm, sáu nhịp. Từ giữa câu có thể bắt lại đầu câu, một câu thơ lục bát có thể thành ra câu hò; song thất lục bát cũng hò được, nói một lối rất dài cũng hò được.

Một câu hò ngắn:

Gió đưa cành khế rung rinh

Gió đưa sao được lòng mình với ta

Mai ngày ngớt gió mưa sa

Trời xanh in rõ bóng ta bóng mình


Hoặc:

Lòng lại dặn lòng xin lòng ghi nhớ

Dạ lại dặn dạ xin chớ đổi thay

Dù ai có xuyên tạc lá bay

Hai ta vẫn chung thuỷ chớ có đổi thay mà tội trời.


Hò khoan Lệ Thuỷ được lưu truyền đời nay sang đời khác trong nhân dân như một món ăn tinh thần không thể thiếu ở một vùng quê. Về đất Lệ Thủy nếu chưa được thưởng thức giọng hò khoan, chưa được xem hội bơi đua thuyền truyền thống 2-9 hàng năm thì chưa phải là về Lệ Thủy!.
Theo baoquangbinh.vn

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Ngày 4/4/2025, triển lãm Gốm Thiệp bắt đầu mở cửa tự do cho những người yêu mỹ thuật tới thưởng lãm tại địa chỉ 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2025

Từ ngày 17/4 đến ngày 21/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” 19/4 năm 2025.

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước

Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Phú Thọ: Hoành tráng đêm khai mạc “Sắc màu Du lịch Đất Tổ”

Tối 3/4 (tức mùng 6/3 Âm lịch), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc chương trình "Sắc màu Du lịch Đất Tổ" và phát động hưởng ứng Chương trình kích cầu Du lịch năm 2025 với chủ đề "Phú Thọ - Đi để yêu". Đây là sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ du khách về dự Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Lễ hội Bạch Đằng: Tôn vinh lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Sông Bạch Đằng không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi đã diễn ra 3 trận thủy chiến vang dội, khắc ghi chiến công anh hùng của ông cha ta trong công cuộc chống ngoại xâm. Đây là lời tri ân được nhấn mạnh tại Lễ Khai hội truyền thống Bạch Đằng năm 2025 được thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng tối 3/4.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà (Phú Yên) thuộc nền văn hóa Chăm Pa là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTG ngày 31/12/2024. Để phát huy những giá trị văn hóa lịch sử này, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các hiện vật khác nhằm lưu giữ, tôn vinh giá trị văn hóa Chăm Pa trong dòng chảy lịch sử địa phương.

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Các sự kiện văn hóa góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Qua đó giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đa dạng phong phú các hoạt động thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ.

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Chiều 30/3, Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ khánh thành nhà rông thôn Kon Leang (thị trấn Măng Đen).

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Tháp Hùng Vương là 1 trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày nay "Hầm bí mật in tài liệu của Ban Tuyên Huấn Hoa Vận" là di tích lịch sử thu hút du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh.

"Địa chỉ đỏ" in báo cách mạng giữa lòng Sài Gòn

Trong kháng chiến chống Mỹ, hầm bí mật đặt tại ngôi nhà số 341/10 Gia Phú (quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi Ban Tuyên Huấn Hoa Vận in ấn tài liệu, Bản tin giải phóng tiếng Hoa của Ban Tuyên huấn Hoa vận, Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định... với nhiều bài báo yêu nước, kêu gọi nhân dân xuống đường tranh đấu, ủng hộ cách mạng. Ngày nay, hầm in bí mật được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Chiều 25/3, tại thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển lãm ảnh "Khánh Hòa - 50 năm thành tựu và phát triển", nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Chiều 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”, “Dấu ấn 50 năm - Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025).

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Nghệ nhân người Bahnar Kriêm ở thôn Hà Ri giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm Hà Ri ở Bình Định

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Ngày 22/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình trải nghiệm “Hành quân theo bước chân anh và Hành trình biên cương xanh” tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Chương trình thu hút hàng trăm cựu chiến binh, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố và đoàn viên thanh niên. Tất cả khoác lên mình trang phục Bộ đội Cụ Hồ, cùng sống lại những ký ức hào hùng của một thời máu lửa, đồng thời thể hiện lòng tri ân với các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), tối 20/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 tổ chức tại Trung tâm hội nghị HICO ở Gyeongju (Hàn Quốc), thành phố Đà Lạt vinh dự nhận cùng lúc 2 giải thưởng Festival châu Á 2025.