Bà Nguyễn Thị Hạnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Thuận cho biết: Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Hội Phụ nữ xã đã triển khai đến toàn thể các chi hội phụ nữ ấp. Qua hoạt động thực tiễn, Chi hội Phụ nữ ấp Kênh 2 có cách làm hay, hiệu quả giúp chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc Khmer xóa dần những hủ tục lạc hậu, có kiến thức mới trong lao động, sản xuất, biết chi tiêu tiết kiệm dần xóa được nghèo khó, vươn lên trong cuộc sống.
Ấp Kênh 2 có 467 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 135 hộ, đa số các hộ sản xuất nông nghiệp. Sinh sống ở nông thôn vùng sâu, một bộ phận phụ nữ dân tộc Khmer vẫn còn hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, lười lao động dẫn đến cuộc sống gặp nhiều khó khăn; một số khác không biết chữ, nói tiếng Việt không rõ. Vì vậy, chị Danh Thị Đẹp, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Kênh 2 đã tiếp cận chị em phụ nữ bằng tiếng dân tộc để từng bước làm thay đổi nhận thức của người Khmer. Chị Danh Thị Đẹp cùng với các chị trong Chi hội phụ nữ ấp thường xuyên tuyên truyền đến người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; các phong trào thi đua lao động, sản xuất, nhất là tập trung tuyên truyền phong trào của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Bước đầu, Chi hội Phụ nữ ấp Kênh 2 phát động phong trào “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Sau thời gian phát động, gia đình hàng xóm ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng, thì nhà mình cũng làm theo, do đó từ vài nhà làm sạch đẹp, đến nay, trên 90% phụ nữ trong ấp nhà cửa, ngõ và đường phố đều sạch đẹp.
Sau khi ý thức người dân được nâng lên trong thực hiện nếp sống mới, Chi hội phụ nữ đứng ra thành lập Tổ kinh tế hợp tác lúa-màu, thời gian đầu chị em phụ nữ không am hiểu, nhưng “mưa dầm thấm sâu”, đến nay đã có 21 hộ gia đình đăng ký tham gia Tổ. Để minh chứng cho việc thực hiện mô hình, gia đình chị Danh Thị Đẹp “tiên phong” làm trước. Sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, gia đình chị Danh Thị Đẹp trồng tiếp 5.000 m2 dưa hấu. Sau gần 3 tháng trồng, chăm sóc đã thu về 80 triệu đồng cho gia đình, trừ chi phí còn lãi khoảng 50 triệu đồng.
Chị Danh Thị Đẹp cho biết: Tham gia Tổ kinh tế hợp tác không chỉ được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mà nhiều chị em còn được hỗ trợ về giống, vốn; được hiểu nhiều hơn về kiến thức nuôi dạy con cháu trong gia đình, biết chi tiêu tiết kiệm thông qua câu chuyện về Bác trong mỗi tháng sinh hoạt tổ. Bà Thị Sương, tổ 2 cho biết: Trước đây gia đình rất khó khăn, nhờ có tổ chức Phụ nữ đã giúp gia đình biết cách làm ăn nên thoát nghèo. Không những vậy, thực hiện phong trào “3 sạch”, giúp cho các thành viên trong gia đình sinh hoạt trong môi trường sạch đẹp, thoáng mát, nhất là trẻ con không còn bị bệnh đường hô hấp hay sốt xuất huyết như trước đây.
Trong căn nhà mới, bà Thị Um, tổ 2 cho biết: Trước đây, có 0,7 ha đất, gia đình loay hoay làm 2 vụ lúa/năm nhưng không đủ ăn. Từ khi vào Tổ kinh tế hợp tác lúa-màu, gia đình đã dần thay đổi cách làm, áp dụng tiến bộ mới vào đồng ruộng cho năng suất cao. Nhờ vậy, đến nay gia đình đã trả hết nợ, cất được căn nhà mới trên 150 triệu đồng.
Từ hiệu quả của chị em phụ nữ ấp Kênh 2, năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ cho Chi hội 100 triệu đồng để chị em khó khăn trong tổ vay phát triển mô hình kinh tế. Bà Thị Thành, tổ 2 cho biết: Trong lúc khó khăn, gia đình bà được vay 5 triệu đồng, bà đã dùng số tiền này mua giống về trồng màu, nhờ đó gia đình có thu nhập quanh năm nên thoát được nghèo.
Đặc biệt, không chỉ giúp nhau về giống, kiến thức trong sản xuất, chăn nuôi, hàng tháng Tổ phụ nữ ấp còn góp 100.000 đồng/người vào quỹ để giúp chị em khó khăn mua bán nhỏ hoặc mua cây con giống về nuôi trồng. Toàn ấp Kênh 2, hiện có 203 ha sản xuất nông nghiệp, đến nay đã có trên 100 ha thực hiện theo mô hình lúa-màu. Qua đó, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo, vươn lên và có cuộc sống no ấm, sung túc hơn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tịnh, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Kênh 2, trước đây người dân, nhất là dân tộc Khmer tổ 1 và tổ 2 gặp rất nhiều khó khăn do ít đất nông nghiệp, mặt khác về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi họ tiếp thu chậm nên dẫn đến hiệu quả năng suất thu hoạch không cao. Từ năm 2013, khi Tổ kinh tế hợp tác lúa-màu của phụ nữ ấp ra đời, nhiều hộ dân tộc Khmer đã thoát được nghèo, vươn lên. Sau khi thực hiện mô hình này, ngoài việc năng suất lúa nâng từ 7.000 kg/ha lên 8.000 kg/ha, cá biệt có hộ lên đến 10.000 kg/ha. Bên cạnh đó, một vụ màu, họ trồng dưa hấu, dưa leo, bí rợ… ngay trên phần đất lúa sau mỗi vụ thu về trung bình 150 triệu đồng/ha. Từ đó, cuộc sống người dân dần khá lên, hiện nay toàn ấp Kênh 2 chỉ còn 29 hộ nghèo.
Ấp Kênh 2 có 467 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 135 hộ, đa số các hộ sản xuất nông nghiệp. Sinh sống ở nông thôn vùng sâu, một bộ phận phụ nữ dân tộc Khmer vẫn còn hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, lười lao động dẫn đến cuộc sống gặp nhiều khó khăn; một số khác không biết chữ, nói tiếng Việt không rõ. Vì vậy, chị Danh Thị Đẹp, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Kênh 2 đã tiếp cận chị em phụ nữ bằng tiếng dân tộc để từng bước làm thay đổi nhận thức của người Khmer. Chị Danh Thị Đẹp cùng với các chị trong Chi hội phụ nữ ấp thường xuyên tuyên truyền đến người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; các phong trào thi đua lao động, sản xuất, nhất là tập trung tuyên truyền phong trào của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Bước đầu, Chi hội Phụ nữ ấp Kênh 2 phát động phong trào “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Sau thời gian phát động, gia đình hàng xóm ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng, thì nhà mình cũng làm theo, do đó từ vài nhà làm sạch đẹp, đến nay, trên 90% phụ nữ trong ấp nhà cửa, ngõ và đường phố đều sạch đẹp.
Sau khi ý thức người dân được nâng lên trong thực hiện nếp sống mới, Chi hội phụ nữ đứng ra thành lập Tổ kinh tế hợp tác lúa-màu, thời gian đầu chị em phụ nữ không am hiểu, nhưng “mưa dầm thấm sâu”, đến nay đã có 21 hộ gia đình đăng ký tham gia Tổ. Để minh chứng cho việc thực hiện mô hình, gia đình chị Danh Thị Đẹp “tiên phong” làm trước. Sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, gia đình chị Danh Thị Đẹp trồng tiếp 5.000 m2 dưa hấu. Sau gần 3 tháng trồng, chăm sóc đã thu về 80 triệu đồng cho gia đình, trừ chi phí còn lãi khoảng 50 triệu đồng.
Chị Danh Thị Đẹp cho biết: Tham gia Tổ kinh tế hợp tác không chỉ được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mà nhiều chị em còn được hỗ trợ về giống, vốn; được hiểu nhiều hơn về kiến thức nuôi dạy con cháu trong gia đình, biết chi tiêu tiết kiệm thông qua câu chuyện về Bác trong mỗi tháng sinh hoạt tổ. Bà Thị Sương, tổ 2 cho biết: Trước đây gia đình rất khó khăn, nhờ có tổ chức Phụ nữ đã giúp gia đình biết cách làm ăn nên thoát nghèo. Không những vậy, thực hiện phong trào “3 sạch”, giúp cho các thành viên trong gia đình sinh hoạt trong môi trường sạch đẹp, thoáng mát, nhất là trẻ con không còn bị bệnh đường hô hấp hay sốt xuất huyết như trước đây.
Trong căn nhà mới, bà Thị Um, tổ 2 cho biết: Trước đây, có 0,7 ha đất, gia đình loay hoay làm 2 vụ lúa/năm nhưng không đủ ăn. Từ khi vào Tổ kinh tế hợp tác lúa-màu, gia đình đã dần thay đổi cách làm, áp dụng tiến bộ mới vào đồng ruộng cho năng suất cao. Nhờ vậy, đến nay gia đình đã trả hết nợ, cất được căn nhà mới trên 150 triệu đồng.
Từ hiệu quả của chị em phụ nữ ấp Kênh 2, năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ cho Chi hội 100 triệu đồng để chị em khó khăn trong tổ vay phát triển mô hình kinh tế. Bà Thị Thành, tổ 2 cho biết: Trong lúc khó khăn, gia đình bà được vay 5 triệu đồng, bà đã dùng số tiền này mua giống về trồng màu, nhờ đó gia đình có thu nhập quanh năm nên thoát được nghèo.
Đặc biệt, không chỉ giúp nhau về giống, kiến thức trong sản xuất, chăn nuôi, hàng tháng Tổ phụ nữ ấp còn góp 100.000 đồng/người vào quỹ để giúp chị em khó khăn mua bán nhỏ hoặc mua cây con giống về nuôi trồng. Toàn ấp Kênh 2, hiện có 203 ha sản xuất nông nghiệp, đến nay đã có trên 100 ha thực hiện theo mô hình lúa-màu. Qua đó, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo, vươn lên và có cuộc sống no ấm, sung túc hơn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tịnh, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Kênh 2, trước đây người dân, nhất là dân tộc Khmer tổ 1 và tổ 2 gặp rất nhiều khó khăn do ít đất nông nghiệp, mặt khác về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi họ tiếp thu chậm nên dẫn đến hiệu quả năng suất thu hoạch không cao. Từ năm 2013, khi Tổ kinh tế hợp tác lúa-màu của phụ nữ ấp ra đời, nhiều hộ dân tộc Khmer đã thoát được nghèo, vươn lên. Sau khi thực hiện mô hình này, ngoài việc năng suất lúa nâng từ 7.000 kg/ha lên 8.000 kg/ha, cá biệt có hộ lên đến 10.000 kg/ha. Bên cạnh đó, một vụ màu, họ trồng dưa hấu, dưa leo, bí rợ… ngay trên phần đất lúa sau mỗi vụ thu về trung bình 150 triệu đồng/ha. Từ đó, cuộc sống người dân dần khá lên, hiện nay toàn ấp Kênh 2 chỉ còn 29 hộ nghèo.
Lê Sen