Theo ông Lâm Văn Bi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thời gian tới, Cà Mau định hướng phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa đạng; đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu nhằm tiếp tục duy trì và giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của địa phương.
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Cà Mau đã trang trị công nghệ tiên tiến để chế biến tôm xuất khẩu . Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Toàn tỉnh có 33 doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản được trang bị công nghệ, thiết bị, quy trình quản lý sản xuất tiên tiến. Hiện các mặt hàng thủy sản của tỉnh đã xuất khẩu tại hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó, con tôm Cà Mau đã có mặt ở những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, EU...
Phát huy thế mạnh này, tỉnh tiếp tục mời gọi, thu hút đầu về lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là đầu tư nhà máy chế biến thủy, lâm sản quy mô 3,8 ha, khu dịch vụ hậu cần nghề cá và xưởng sửa chữa tàu cá tại huyện Ngọc Hiển với quy mô 19,23 ha. Tỉnh tập trung đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau với quy mô 1.050 ha và mở rộng vùng nuôi tôm sinh thái có quy mô 10.530 ha.
Các hoạt động hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng, phát triển. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Riêng năm 2020, tỉnh quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 8.720 ha; trong đó, nuôi tôm siêu thâm canh 2.800 ha, quảng canh cải tiến 150.000 ha. Cà Mau đặt mục tiêu phấn đấu tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 600.000 tấn/năm; trong đó, sản lượng tôm đạt 200.000 tấn/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD.
Tỉnh tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, hiệu quả. Các địa phương nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và dịch vụ của ngành nhằm tạo đột phá về năng suất, giá trị, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh...
Năm 2019, cùng với các lĩnh vực quan trọng khác, lĩnh vực thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển, khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh ước đạt 568.000 tấn, tăng 3,2% so với năm 2018; trong đó, sản lượng tôm ước đạt 200.000 tấn, tăng 5,2%.
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 302.000 ha, đặc biệt, diện tích nuôi tôm công nghiệp tiếp tục phát triển mở rộng và nâng cao về nâng suất, sản lượng. Riêng nuôi tôm siêu thâm canh đạt diện tích 2.510 ha, năng suất tôm đạt bình quân 40-50 tấn/ha/vụ nuôi, tỷ lệ nuôi thành công trên 85%. Bên cạnh đó, ngành nghề khai thác thủy sản của tỉnh ổn định, hiệu quả, hậu cần nghề cá từng bước đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Tỉnh tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, hiệu quả. Các địa phương nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và dịch vụ của ngành nhằm tạo đột phá về năng suất, giá trị, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh...
Năm 2019, cùng với các lĩnh vực quan trọng khác, lĩnh vực thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển, khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh ước đạt 568.000 tấn, tăng 3,2% so với năm 2018; trong đó, sản lượng tôm ước đạt 200.000 tấn, tăng 5,2%.
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 302.000 ha, đặc biệt, diện tích nuôi tôm công nghiệp tiếp tục phát triển mở rộng và nâng cao về nâng suất, sản lượng. Riêng nuôi tôm siêu thâm canh đạt diện tích 2.510 ha, năng suất tôm đạt bình quân 40-50 tấn/ha/vụ nuôi, tỷ lệ nuôi thành công trên 85%. Bên cạnh đó, ngành nghề khai thác thủy sản của tỉnh ổn định, hiệu quả, hậu cần nghề cá từng bước đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Kim Há