Năm 2025 đánh dấu chặng đường quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Với quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy tiềm năng sẵn có, tỉnh Gia Lai đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.
Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã có nhiều đổi thay. Từ vùng đất vốn bị bom đạn tàn phá, nay đã trở thành những vùng nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và vùng nuôi trọng điểm của tỉnh.
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa quan trọng để tỉnh phát triển nhanh, bền vững, toàn diện và sớm trở thành tỉnh khá của cả nước. Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, là điểm đến hấp dẫn của cả nước. Thực hiện mục tiêu trên, Nghệ An đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.
Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn cùng với bề dày lịch sử, văn hóa trải rộng khắp các vùng, miền, tuy nhiên những năm qua, du lịch Quảng Ngãi vẫn chưa phát triển xứng tầm. Do đó, tỉnh đang nỗ lực từng bước đầu tư, hình thành các sản phẩm độc đáo, nổi bật và thu hút du khách để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tỉnh Cà Mau đang tập trung xây dựng Đề án phát triển du lịch đến năm 2025 theo hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh. Đồng thời, địa phương chú trọng phát triển các loại hình khác như du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, mua sắm, nghỉ dưỡng... hướng tới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, là nơi hội tụ nhiều lễ hội, nét văn hóa dân gian được hình thành từ sự giao thoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc, trong đó có đồng bào các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, du lịch Sóc Trăng ngày càng có nhiều điểm đến nổi bật được đông đảo du khách biết đến. Phát huy thế mạnh, khẳng định bản sắc trong từng sản phẩm, du lịch Sóc Trăng đang đề ra nhiều giải pháp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030, góp phần tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác ở địa phương phát triển mạnh mẽ hơn.
Dịch bệnh COVID-19 ở nước ta đã được khống chế và từng bước đẩy lùi, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhanh chóng tiêm vaccine phòng, chống dịch trong toàn dân, tạo điều kiện để kinh tế - xã hội, nhất là ngành du lịch phục hồi sau thời gian dài khó khăn.
Tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 300.000 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm gần 283.000 ha. Cùng với đó, tỉnh có diện tích ngư trường trên 70.000 km2, cho sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 550.000 tấn/năm. Nhận rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Cà Mau xác định thủy sản là trụ cột, là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh giai đoạn tới.
Ngày 27/6, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức đối thoại trực tuyến với người dân và doanh nghiệp về một số giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong buổi đối thoại, nhiều vấn đề nóng liên quan đến tăng cường liên kết vùng, miền; hỗ trợ doanh nghiệp được đề cập.
Sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 21 của HĐND tỉnh về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, du lịch Bến Tre đã có nhiều đổi thay rõ rệt. Lượng du khách đến Bến Tre ngày càng tăng; người dân đã biết cách làm du lịch, cơ sở hạ tầng được đầu tư khá hoàn chỉnh… Bến Tre xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Vì vậy, tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư phát triển du lịch theo diện mạo mới.
Ngày 30/8, trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa-Du lịch tỉnh Bến Tre lần thứ II năm 2017, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo "Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bến Tre" nhằm định hướng và đề ra các giải pháp căn cơ để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính riêng biệt, đặc sắc, có thương hiệu của Bến Tre, từng bước đưa ngành du lịch của địa phương trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Được nhiều nhà chuyên môn đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, Trà Vinh đang thực thi nhiều giải pháp để mời gọi thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói của tỉnh. Mục tiêu của tỉnh là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với doanh thu vào năm 2025 đạt 1.600 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch phát triển du lịch dài hạn, theo đó phấn đấu đến năm 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.