Cụ thể, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn từ 2016 - 2020 đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch cơ bản hoàn chỉnh. Địa phương tích cực triển khai dự án lớn về hạ tầng du lịch, tạo động lực cho ngành kinh tế, đến năm 2020 đón 1,7 triệu lượt khách du lịch; trong đó, 50.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu khoảng 2.600 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 26.000 người trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, Cà Mau đầu tư phát triển 5.800 buồng khách sạn đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Đến năm 2030, Cà Mau bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, theo đó sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sơ vật chất kỹ thuật đồng bộ; phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, sức cạnh tranh cao. Giai đoạn 2020 – 2030 phấn đấu đón khoảng 2,6 triệt lượt khách; trong đó, 110.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 7.200 tỷ đồng, tạo việc làm cho 53.000 lao động trong lĩnh vực du lịch.
Ngoài ra còn đầu tư phát triển 11.700 buồng khách sạn.
Đảm bảo kế hoạch phát triển, tỉnh Cà Mau tập trung nhiều giải pháp đồng bộ. Địa phương chú trọng tuyên truyền theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, qua đó nâng nhận thức của toàn xã hội, tích cực tham gia Kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Cà Mau tích cực quảng bá tiềm năng du lịch địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và hấp dẫn, tạo điểm nhấn đối với khách du lịch.
Địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch; có chính sách đột phá nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển khu, điểm, tuyến du lịch và nâng chất lượng du lịch. Mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng được mở rộng; quan tâm đào tạo nhằm nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch, từng bước chuyên nghiệp cán bộ quản lý cũng như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Đến năm 2030, Cà Mau bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn làm động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, theo đó sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sơ vật chất kỹ thuật đồng bộ; phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, sức cạnh tranh cao. Giai đoạn 2020 – 2030 phấn đấu đón khoảng 2,6 triệt lượt khách; trong đó, 110.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt khoảng 7.200 tỷ đồng, tạo việc làm cho 53.000 lao động trong lĩnh vực du lịch.
Cà Mau phấn đấu đến năm 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Ảnh minh họa: vietnamesefood.com.vn |
Đảm bảo kế hoạch phát triển, tỉnh Cà Mau tập trung nhiều giải pháp đồng bộ. Địa phương chú trọng tuyên truyền theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, qua đó nâng nhận thức của toàn xã hội, tích cực tham gia Kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Cà Mau tích cực quảng bá tiềm năng du lịch địa phương bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và hấp dẫn, tạo điểm nhấn đối với khách du lịch.
Địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch; có chính sách đột phá nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển khu, điểm, tuyến du lịch và nâng chất lượng du lịch. Mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng được mở rộng; quan tâm đào tạo nhằm nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch, từng bước chuyên nghiệp cán bộ quản lý cũng như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Trần Thành Nên