Tại hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Thị Mỹ Hạnh - trường Đại học Văn hiến cho rằng: Thị trường du lịch được dự báo sẽ bùng nổ là du lịch khám phá địa phương. Với đặc trưng là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất nước, Bến Tre có cơ hội rất lớn trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch ẩm thực là các món ăn được chế biến từ dừa; trong đó có 4 dòng sản phẩm du lịch ẩm thực được thiết kế dựa trên thuộc tính độc đáo của Xứ dừa Bến Tre gồm hội tiệc tự chọn các món ăn từ dừa, tour khám phá quán ăn địa phương, tour tham quan các cơ sở sản xuất thực phẩm từ dừa và ẩm thực tại nông trại.
Bến Tre đang từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn |
Tuy nhiên, để làm được điều này, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Thị Mỹ Hạnh, việc tạo dựng hình ảnh điểm đến của Bến Tre với dòng sản phẩm du lịch ẩm thực đòi hỏi có sự đồng thuận của tất cả các bên tham gia vào hoạt động du lịch; trong đó chính quyền địa phương giữ vai trò cầu nối, cân bằng lợi ích giữa các bên. Về phía doanh nghiệp, cần chú trọng làm tăng giá trị mang lại cho khách hàng, vì đây là yếu tố nền tảng thúc đẩy du khách sẽ tiếp tục quay trở lại Bến Tre nhiều lần cũng như góp phần quảng bá tích cực về các sản phẩm du lịch của địa phương.
Còn theo Tiến sĩ Võ Sáng Xuân Lan, chuyên gia tư vấn, đào tạo về du lịch: Những năm gần đây, Bến Tre đã chủ động đứng ra hoặc kết hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, trong đó có các hội thảo, hội nghị mang tính quốc tế. Do đó, địa phương có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch khá mới là du lịch thương mại công vụ. Vấn đề đặt ra là cần xác định du lịch thương mại công vụ. phục vụ đối tượng nào và chọn phát triển tất cả các thành phần hay chỉ một phần của loại hình du lịch này; tổ chức và quản lý điều hành loại hình du lịch này như thế nào cho hiệu quả.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bến Tre Trần Duy Phương cho biết, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mang tính địa phương không chỉ là vấn đề riêng của du lịch tỉnh Bến Tre mà còn là bài toán chung cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù các địa phương đã có nhiều chương trình liên kết để phát triển du lịch nhưng hiện du lịch của các tỉnh trong vùng nói chung và Bến Tre nói riêng vẫn đang trong tình trạng thiếu sản phẩm du lịch đặc thù, song lại thừa những sản phẩm du lịch bị trùng lặp, khiến việc thu hút du khách chưa thật sự mạnh mẽ.
Từ thực tế trên, sản phẩm du lịch Bến Tre rất cần tạo nên sự khác biệt để đáp ứng nhu cầu khám phá, trải nghiệm của khách du lịch, phù hợp với từng thị trường, trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng gắn liền với các dòng sản phẩm du lịch. Hiện nay, Bến Tre đã xác định một số loại hình du lịch đặc thù như: Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; khai thác di tích văn hóa, lịch sử, công trình kiến trúc tại Bến Tre; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng với mô hình khách đến nghỉ trong nhà dân gắn với tham quan làng nghề; du lịch biển hệ sinh thái rừng ngập nước; du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; du lịch thương mại công vụ.
Còn theo Tiến sĩ Võ Sáng Xuân Lan, chuyên gia tư vấn, đào tạo về du lịch: Những năm gần đây, Bến Tre đã chủ động đứng ra hoặc kết hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, trong đó có các hội thảo, hội nghị mang tính quốc tế. Do đó, địa phương có tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch khá mới là du lịch thương mại công vụ. Vấn đề đặt ra là cần xác định du lịch thương mại công vụ. phục vụ đối tượng nào và chọn phát triển tất cả các thành phần hay chỉ một phần của loại hình du lịch này; tổ chức và quản lý điều hành loại hình du lịch này như thế nào cho hiệu quả.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bến Tre Trần Duy Phương cho biết, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mang tính địa phương không chỉ là vấn đề riêng của du lịch tỉnh Bến Tre mà còn là bài toán chung cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù các địa phương đã có nhiều chương trình liên kết để phát triển du lịch nhưng hiện du lịch của các tỉnh trong vùng nói chung và Bến Tre nói riêng vẫn đang trong tình trạng thiếu sản phẩm du lịch đặc thù, song lại thừa những sản phẩm du lịch bị trùng lặp, khiến việc thu hút du khách chưa thật sự mạnh mẽ.
Từ thực tế trên, sản phẩm du lịch Bến Tre rất cần tạo nên sự khác biệt để đáp ứng nhu cầu khám phá, trải nghiệm của khách du lịch, phù hợp với từng thị trường, trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng gắn liền với các dòng sản phẩm du lịch. Hiện nay, Bến Tre đã xác định một số loại hình du lịch đặc thù như: Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; khai thác di tích văn hóa, lịch sử, công trình kiến trúc tại Bến Tre; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng với mô hình khách đến nghỉ trong nhà dân gắn với tham quan làng nghề; du lịch biển hệ sinh thái rừng ngập nước; du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; du lịch thương mại công vụ.
Bến Tre thu hút du khách bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú, môi trường sinh thái trong lành... |
Theo ông Trần Duy Phương, Bến Tre còn chú trọng phát triển sản phẩm du lịch gắn với nâng cấp chất lượng cơ sở vật kỹ thuật và dịch vụ, các điểm tham quan du lịch, xúc tiến, quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, tỉnh cũng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và hướng dẫn đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thông qua việc đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch. Ngoài ra, Bến Tre coi trọng việc gắn kết sản phẩm du lịch với người dân để sản phẩm đó mang nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, ngoài việc kết hợp khai thác loại hình di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên thì việc gia tăng số lượng, loại hình dịch vụ trong cùng một sản phẩm du lịch cũng là một trong những yếu tố then chốt để làm nên sản phẩm mang tính đặc trưng.
Vùng sông nước Bến Tre với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú, môi trường sinh thái trong lành là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, hằng năm lượng du khách đến Bến Tre đạt trên 1,2 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế chiếm trên 43%. Đến nay, Bến Tre có hơn 72 điểm du lịch, trên 2.000 phòng lưu trú đạt chuẩn. Bến Tre phấn đấu đến năm 2020, tổng thu từ hoạt động du lịch tăng 22-25%/năm; tổng lượt khách du lịch tăng 12-15%/năm. Đến năm 2030, Bến Tre đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Vùng sông nước Bến Tre với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú, môi trường sinh thái trong lành là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, hằng năm lượng du khách đến Bến Tre đạt trên 1,2 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế chiếm trên 43%. Đến nay, Bến Tre có hơn 72 điểm du lịch, trên 2.000 phòng lưu trú đạt chuẩn. Bến Tre phấn đấu đến năm 2020, tổng thu từ hoạt động du lịch tăng 22-25%/năm; tổng lượt khách du lịch tăng 12-15%/năm. Đến năm 2030, Bến Tre đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Công Trí